Xin nghỉ việc nhưng công ty không giải quyết thì xử lý thế nào?

by Nguyễn Thị Giang

Chắc hẳn người lao động cũng không ít lần rơi vào trường hợp xin nghỉ việc nhưng không được sự đồng ý của lãnh đạo. Vậy trong trường hợp đó người lao động sẽ phải xử trí như thế nào? Xin nghỉ việc nhưng công ty không giải quyết thì xử lý thế nào? Về vấn đề này Luật Đại Nam xin giải đáp như sau:

Xin nghỉ việc nhưng công ty không giải quyết thì xử lý thế nào?

Xin nghỉ việc nhưng công ty không giải quyết thì xử lý thế nào?

Căn cứ pháp lý:

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014
  • Bộ luật Lao động 2019

Người lao động nghỉ việc có cần công ty chấp thuận?

Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định có không ít căn cứ để người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động muốn nghỉ việc trước khi hết hạn hợp đồng thì cần thực sự lưu ý. Bạn có thể tham khảo 2 phương án sau:

Thứ nhất, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Với cách này, người lao động bắt buộc phải đạt được sự đồng thuận với người sử dụng lao động để chấm dứt hợp đồng. Như vậy có nghĩa là người lao động xin nghỉ và phải được công ty đồng ý cho nghỉ việc.

Thứ hai, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Căn cứ Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp mà không cần người sử dụng lao động đồng ý. Lưu ý: Người lao động cần phải báo trước với người sử dụng lao động theo quy định của luật với từng loại hợp đồng:

– Với hợp đồng lao động không xác định thời hạn:

  •  Nếu là công việc bình thường cần báo trước ít nhất 45 ngày.
  •  Nếu làm công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên bảo dưỡng tàu bay, người quản lý doanh nghiệp,… cần báo trước ít nhất 120 ngày:

– Với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 – 36 tháng:

  • Nếu làm công việc bình thường thi phải báo trước ít nhất 30 ngày.
  • Nếu làm công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên bảo dưỡng tàu bay, người quản lý doanh nghiệp,… thì báo trước ít nhất 120 ngày:

– Với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng:

  • Nếu làm công việc bình thường thì phải báo trước ít nhất 3 ngày làm việc:
  • Nếu làm công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên bảo dưỡng tàu bay, người quản lý doanh nghiệp,…phải báo trước ít nhất bằng ¼ thời hạn của hợp đồng:

Trong một số trường hợp, người lao động còn không cần báo trước nếu nghỉ việc vì các lý do sau:

  •  Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận.
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn.
  • Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  •  Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
  •  Đủ tuổi nghỉ hưu.
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
  • Như vậy, có một số trường hợp người lao động có thể nghỉ việc mà không cần đến sự đồng ý của người sử dụng lao động. Người lao động cần xem xét trường hợp của mình để nghỉ việc đúng theo pháp luật, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi.

Xin nghỉ việc nhưng công ty không giải quyết thì xử lý thế nào?

Như đã phân tích, ngay cả khi công ty không giải quyết đơn xin nghỉ của người lao động thì người này vẫn có thể nghỉ việc mà được coi là chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động cần chú ý những điều sau:

Phải đảm bảo thời gian báo trước.

Trừ một số lý do đặc biệt không cần báo trước thì những trường hợp còn lại, người lao động đều cần báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Dù pháp luật không quy định hình thức báo trước nhưng để có bằng chứng về việc đã thông báo cho người sử dụng lao động biết, người lao động nên gửi thông báo nghỉ việc bằng văn bản hoặc email.

Trong đó, ghi rõ lý do chấm dứt hợp đồng lao động, thời điểm sẽ chính thức nghỉ việc và yêu cầu người hoặc phòng/ban có thẩm quyền phụ trách xác nhận việc nhận thông báo.

Bị gây khó dễ có thể khiếu nại đến Sở Lao động – Thương bình và Xã hội.

Nếu đã xin nghỉ và đáp ứng thời gian báo trước mà công ty vẫn cố tình gây khó dễ bằng việc giữ giấy giờ hoặc không chốt sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương bình và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Xin nghỉ việc nhưng công ty không giải quyết thì xử lý thế nào?. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488