Xử lý vi phạm nhãn hiệu

by Luật Đại Nam

Các trường hợp vi phạm nhãn hiệu không phải là hiếm. Vậy những hành vi này bị xử lý như thế nào? Hình phạt là gì? Không phải ai cũng hiểu rõ những quy định này, hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu chi tiết cách xử lý vi phạm nhãn hiệu trong bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ: 

– Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2019

– Nghị định Số: 126/2021/NĐ-CP

– Nghị định Số: 01/VBHN-BKHCN Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Nhãn hiệu được hiểu là chữ viết hoặc hình ảnh, hoặc cả hai được sáng tạo ra để phân biệt sản phẩm (hoặc dịch vụ) của cá nhân/ tổ chức này với sản phẩm (dịch vụ) của cá nhân, tổ chức khác.

Các hành vi được coi là xâm phạm nhãn hiệu

– Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/dịch vụ trùng.

VD: Công ty A được được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Hato cho sản phẩm giấy viết, Nếu có một bên bất kỳ sử dụng nhãn hiệu Hato cho sản phẩm giấy viết thì đây bị xem là hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

– Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/ dịch vụ tương tự hoặc liên quan.

VD: Năm 2019, công ty A đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Hato cho sản phẩm giấy viết. Năm 2022, công ty B sử dụng  nhãn hiệu hato cho sản phẩm bút bi . Hành vi của công ty B bị xem là xâm phạm nhãn hiệu.

– Sử dụng nhãn hiệu tương tự cho hàng hóa/ dịch vụ tương tự hoặc liên quan.

VD: Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Kotex, nhưng có những sản phẩm về băng vệ sinh sử dụng nhãn hiệu là katex cũng bị xem là vi phạm.

– Sử dụng nhãn hiệu trùng/tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng

VD: Doanh nghiệp A sử dụng nhãn hiệu Apple cho sản phẩm ô tô của mình.

Các biện pháp xử lý vi phạm nhãn hiệu

Theo điều 202 và điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 ta có các biện pháp xử lý sau đây:

– Các biện pháp dân sự

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

+ Buộc bồi thường thiệt hại;

+ Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

– Biện pháp xử phạt hình sự

Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là:

+ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc 

+ thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng  

+ gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng 

+ hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, ->thì sẽ bị xử phạt như sau:  bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Biện pháp xử phạt hành chính

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền: Mức phạt cao nhất với cá nhân là 250 triệu đồng, với pháp nhân là 500 triệu đồng. Bên cạnh đó còn phải áp dụng các biện pháp áp dụng khắc phục hậu quả.

Giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ – vi phạm nhãn hiệu

Bước 1: chuẩn bị, cung cấp những giấy tờ có liên quan

– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc chứng minh thư công chứng đối với chủ văn bằng nhãn hiệu là cá nhân;

– Mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp;

– Mẫu sản phẩm của bên vi phạm nhãn hiệu hoặc tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của bên vi phạm;

– Thông tin bên vi phạm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ (nếu có).

– Thực hiện giám định nhãn hiệu để có chứng cứ chứng minh việc vi phạm của bên vi phạm so với nhãn hiệu đã được bảo hộ;

– Giấy ủy quyền cho Luật Đại Nam (nếu sử dụng dịch vụ).

Bước 2: Giám định nhãn hiệu

Thời gian giám định nhãn hiệu thông thường là 22 ngày làm việc, hoặc giám định nhanh nhất là 03 ngày làm việc.

Bước 3: Tư vấn cảnh báo vi phạm đối với bên vi phạm

Đại diện cho doanh nghiệp liên hệ làm việc với bên vi phạm yêu cầu chấm dứt vi phạm.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của đơn vị vi phạm bằng biện pháp hành chính

=> Biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn để giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Dịch vụ xử lý vi phạm nhãn hiệu ở Luật Đại Nam

Nếu bạn vẫn chưa biết thực hiện như thế nào hay muốn ủy quyền một bên khác. Thì lựa chọn Luật Đại Nam là bạn đồng hành của mình sẽ là một ý kiến tốt. 

– Được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm tư vấn chi tiết về các thông tin hữu ích về thủ tục xử lý nhãn hiệu.

– Xử lý các vấn đề về thủ tục nhanh chóng.

– Tiết kiệm thời gian, chi phí. Vì bạn chỉ cần cung cấp thông tin, xử lý từ A->Z đối với nhu cầu.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488