xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo quy định năm 2023

by Trần Giang

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Trường hợp này sẽ bị xử lý thế nào? Trong bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin liên quan về nội dung xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo quy định năm 2023.

Phap-luat-ve-van-de-xu-ly-viec-ket-hon-trai-phap-luat-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-hien-hanh-nuoc-ta-moi-nhat-nam-2023

Xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo quy định năm 2023

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Thế nào là kết hôn trái pháp luật

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Các điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, bao gồm:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Có thể hiểu việc kết hôn bị coi là trái pháp luật khi các bên đã tiến hành đăng ký kết hôn theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền. Tuy nhiên, khi một bên hoặc cả hai bên vi phạm các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định thì quan hệ kết hôn được coi là trái pháp luật.

Như vậy, việc kết hôn trái pháp luật khi có hai dấu hiệu: 

Thứ nhất: Chủ thể vi phạm một trong các điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 và các điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Thứ  hai: Có đăng ký kết hôn.

Điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn là các yếu tố quan trọng cấu thành một quan hệ hôn nhân hợp pháp. Do đó, việc kết hôn không tuân thủ các quy định của pháp luật về kết hôn sẽ bị xử lý. Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn là một trong những nội dung quan trọng trong pháp luật về điều chỉnh việc kết hôn.

 Xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo quy định năm 2023.

Theo Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định như sau :

“1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật là gì?

Kết hôn trái pháp luật không chỉ bị hủy theo Luật Hôn nhân và gia đình mà cũng có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự nếu hành vi vi phạm cấu thành tội phạm. Như vậy, xử lý kết hôn trái pháp luật có mối liên hệ mật thiết với các quy định của Luật Hình sự và Luật Hành chính. Việc xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn theo pháp luật Việt Nam đa dạng về các hình thức chế tài, bao gồm chế tài về dân sự, hành chính và hình sự tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi.

Quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật, quyết định xử phạt hành chính và bản án có tính bắt buộc thi hành đối với người bị áp dụng và được Nhà nước đảm bảo thi hành. Hệ quả pháp lý của việc áp dụng biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật theo đó cũng rất đa dạng. Người thực hiện hành vi vi phạm buộc phải chấm dứt quan hệ vợ chồng trái pháp luật khi có Quyết định hủy kết hôn trái pháp luật của Tòa án, hoặc bị tước bỏ một phần nhất định quyền sở hữu tài sản trong trường hợp các bên bị xử phạt hành chính và có thể bị phạt tù nếu hành vi cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo quy định năm 2023. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc cần câu trả lời, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488