Xử phạt hành vi ngoại tình vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng?

by Nguyễn Thị Giang

Hôn nhân là một điều thiêng liêng và có ý nghĩa rất lớn. Việc đăng ký kết hôn hợp pháp và được pháp luật công nhận sẽ kèm theo những quyền và nghĩa vụ tương ứng của cả vợ và chồng. Tuy nhiên, trong thực tế, không ít trường hợp vì những lý do khác nhau vẫn có những vi phạm chế độ một vợ, một chồng ở những mức độ khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình, thậm chí gây ra những hậu quả, hệ lụy rất lớn. Để mọi người hiểu về vấn vấn đề này Luật Đại Nam xin có bài viết về Xử phạt hành vi ngoại tình vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng?

Xử phạt hành vi ngoại tình vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng?

Xử phạt hành vi ngoại tình vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng?

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình.

Quy định chung về chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Trong lịch sử, đa thê được chấp nhận một phần trong xã hội Do Thái cổ đại, ở Trung Quốc cổ đại và trong các nền văn hóa truyền thống của người Mỹ bản địa, châu Phi và Polynesia. Ở tiểu lục địa Ấn Độ, đa thê đã được thực hành trong thời cổ đại. Đa thê được chấp nhận ở Hy Lạp cổ đại, cho đến khi đế chế La Mã và Giáo hội Công giáo La Mã thay thế.

Ở Bắc Mỹ, đa thê được một số giáo phái Mặc Môn áp dụng, chẳng hạn như Nhà thờ Cơ bản của Jesus Christ các Thánh ngày sau (Nhà thờ FLDS).

Tại Việt Nam, một trong những những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.

Như vậy, “một vợ một chồng” là một trong những nguyên tắc cơ bản hàng đầu của chế độ hôn nhân và gia đình. Theo đó, cá nhân đã kết hôn chỉ được có một vợ hoặc một chồng và trong thời kì hôn nhân không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Các trường hợp vi phạm chế độ một vợ một chồng

Vậy những hành vi nào vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng?

Khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về các trường hợp cấm kết hôn. Trong đó điểm c khoản này quy định cấm hành vi sau:

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

      Đây chính là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và bị pháp luật cấm. Cụ thể bao gồm:

  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người chưa có vợ, có chồng.
  • Người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mình biết rõ là đang có vợ, có chồng.

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi ngoại tình

Dưới góc độ pháp lý, hiện nay pháp luật không quy định như thế nào là ngoại tình mà ngoại tình chỉ là từ ngữ thường dùng ở đời sống hàng ngày. Có thể hiểu ngoại tình là hành vi của người đã có vợ hoặc chồng nhưng lại có quan hệ tình cảm với người khác. Hành vi này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là chung sống như vợ chồng, có thể là kết hôn… vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như đã phân tích ở trên.

Theo đó, trường hợp ngoại tình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:

Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác”.

Xử lý hình sự Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng

Hành vi vi phạm có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:

Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác trong khi đang có vợ hoặc có chồng;

– Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Đang có chồng, có vợ được hiểu là trường hợp đã kết hôn (có đăng ký kết hôn) và chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng quyết định có hiệu lực của toà án (công nhận thuận tình li hôn, xử cho ly hôn …).

– Chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng mà còn vi phạm.

Điều 182 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy, chỉ trong trường hợp việc vi phạm chế độ một vợ một chồng, ngoại tình mà dẫn tới hậu quả làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc cả hai bên dẫn đến ly hôn; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng mà còn vi phạm mới thỏa mãn yếu tố cấu thành tội này.

Chủ thể vi phạm không nhất thiết phải là cả hai người ngoại tình đã đăng ký kết hôn mà chỉ cần một trong hai người đã đăng ký kết hôn.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Xử phạt hành vi ngoại tình vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488