Ly hôn có bắt buộc hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại?

by Nguyễn Thị Giang

Khi tình cảm vợ chồng không thể hàn gắn, mục đích hôn nhân không đạt được, một bên vợ hoặc chồng muốn ly hôn. Vậy khi tiến hành các thủ tục ly hôn có bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải không? Ly hôn có bắt buộc hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại? Nhiều người đặt ra câu hỏi là Ly hôn có bắt buộc hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại? Về vấn đề này Luật Đại Nam xin giải đáp như sau:

Ly hôn có bắt buộc hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại?

Ly hôn có bắt buộc hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại?

Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án với các quy định về án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự, án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí hành chính sơ thẩm, phúc thẩm.

Hòa giải là gì?

Hòa giải là một trong bốn hình thức giải quyết tranh chấp dân sự phổ biến; cùng với thương lượng, trọng tài và khởi kiện lên Tòa án. Hiểu đơn giản đây là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của một bên thứ ba. Bên thứ ba này sẽ đóng vai trò như người trung gian tiến hành thuyết phục, hỗ trợ cho các bên trong thỏa thuận, thương lượng để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bất đồng với nhau.

Hòa giải được sử dụng triệt để trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp hôn nhân gia đình. Nhận thức được vai trò quan trọng của hòa giải. Việt Nam đã ban hành hai đạo luật điều chỉnh loại hình giải quyết tranh chấp này. Đó là Luật hòa giải, đối thoại tại tòa án 2020 và Luật hòa giải ở cơ sở 2013.

Mục đích của phương pháp giải quyết tranh chấp này là chỉ ra những điểm đúng, sai của hai bên. Và từ đó để cho hai vợ chồng có thời gian về suy nghĩ lại về yêu cầu ly hôn. Kết quả cuối cùng là mong muốn hai vợ chồng có thể hàn gắn, quay lại với nhau. Trong các vụ án chấm dứt quan hệ hôn nhân, thủ tục này có ý nghĩa vô cùng to lớn để hàn gắn mối quan hệ đã rạn nứt.

Quy định về hòa giải trong giải quyết ly hôn.

Căn cứ điều 52 và điều 54 Luật hôn nhân gia đình  2014. Hoạt động hòa giải trong giải quyết ly hôn như sau:

Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Hòa giải tại cơ sở được quy định chi tiết trong Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013. Hòa giải tại cơ sở được thực hiện trước khi vợ chồng nộp đơn lên Tòa án có thẩm quyền. Vì vậy hòa giải tại cơ sở có thể áp dụng cho mọi trường hợp ly hôn.

Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Hòa giải tại Tòa án bao gồm hòa giải tiền tố tụng và hòa giải trong tố tụng. Được quy định chi tiết trong Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình thì có hai hình thức hòa giải có thể được sử dụng trong giải quyết các vụ việc ly hôn: hòa giải tại cơ sở và hòa giải tại Tòa án.

Ly hôn có bắt buộc hòa giải tại TT hòa giải đối thoại tại TANDTC?

Theo lao lý tại Điều 1 Dự thảo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án được trình Quốc hội cho quan điểm tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, tháng 10/2019 có pháp luật:

“Hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, đơn khởi kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Luật này không kiểm soát và điều chỉnh và không loại trừ những hoạt động giải trí hòa giải, đối thoại đã được luật khác pháp luật. ” Theo Điều 5 Dự thảo Luật có lao lý Chính sách của Nhà nước là khuyến khích những bên xử lý vấn đề dân sự, khiếu kiện hành chính bằng hình thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Theo khoản 1 Điều 8 Dự thảo Luật lao lý, những bên tham gia hòa giải, đối thoại có quyền đồng ý chấp thuận hoặc khước từ tham gia hòa giải, đối thoại; nhu yếu tạm dừng hoặc chấm hết hòa giải, đối thoại; Theo khoản 5 Điều 15 Dự thảo Luật lao lý, sau khi nhận được thông tin của Tòa án về việc thực thi hòa giải, đối thoại, nếu một trong những bên không đồng ý chấp thuận hòa giải, đối thoại thì thông tin quan điểm của mình cho Tòa án biết.

Qua tất cả các quy định tại dự thảo luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án như trên, ta có thể thấy, khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng muốn ly hôn, nhà nước khuyến khích họ tham gia hòa giải tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa án, chứ đây không phải là thủ tục bắt buộc.

Vợ chồng có quyền đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải.

Ngay khi nộp đơn khởi kiện tại TAND, nếu đương sự không muốn tòa gửi hồ sơ qua trung tâm hòa giải, đối thoại thì đương sự có quyền làm đơn yêu cầu tòa án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng bình thường mà không thông qua hòa giải tại trung tâm hòa giải.

Tuy nhiên, sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành thủ tục hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Ly hôn có bắt buộc hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488