Kể từ khi Việt Nam gia nhập các hiệp hội thương mại quốc tế, việc xuất hiện ngày càng nhiều các thương nhân nước ngoài tìm tới thị trường Việt Nam để hoạt động kinh doanh. Thế nhưng, pháp luật ở mỗi quốc gia một khác nhau, cũng ít nhiều gây khó khăn đối với những người xa xứ. Không rõ về điều kiện, về những quy định hay những yêu cầu đối với từng ngành nghề khác nhau khiến các nhà đầu tư ngại bước chân vào đầu tư.Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Điều kiện cơ bản khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Luật Đầu tư 2014
- Nghị định 43/2010/NĐ-CP
- Nghị định 108/2006/NĐ-CP
Khái niệm công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Theo khoản 22 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 thì; ”Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Như vậy, theo quy định này; ta có thể hiểu các công ty có vốn đầu tư nước ngoài; không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Công ty có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
– Công ty 100% vốn nước ngoài.
– Công ty có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
Điều kiện cơ bản khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Các tổ chức; cá nhân nước ngoài có nhu cầu đầu tư theo hình thức thành lập Công ty tại Việt Nam; cần phải thỏa mãn các điều kiện sau để được thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
Điều kiện về Quốc tịch nhà đầu tư
Việt Nam chỉ cho phép tổ chức; công ty nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập Công ty tại Việt Nam; khi thương nhân nước ngoài có Quốc tịch là các nước là thành viên của WTO.
Các hình thức thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
- Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.
Điều kiện về địa điểm triển khai dự án; địa điểm đặt trụ sở công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài cần lựa chọn địa điểm triển khai dự án phù hợp với mục tiêu; dự định kinh doanh. Đây là điểm khá quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa việc thành lập công ty Việt Nam; và thành lập công ty vốn nước ngoài.
Công ty vốn nước ngoài sẽ không thể đăng ký việc; Sản xuất gia công nếu có địa điểm triển khai dự án tại nhà dân sinh có diện tích nhỏ; hoặc đặt các tòa nhà văn phòng. Ngoài ra, với những trường hợp riêng, điều kiện về địa điểm này cũng sẽ rất khác nhau.
Điều kiện về kinh nghiệm của nhà đầu tư
Nhà đầu tư cần giải trình về kinh nghiệm của nhà đầu tư; với các mục tiêu dự định đầu tư. Điều kiện dự án cần đáp ứng khi thực hiện các mục tiêu dự án lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Điều kiện về năng lực tài chính của nhà đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài cần kê khai thông tin về vốn đầu tư của dự án đầu tư; vốn điều lệ công ty và vốn nước ngoài cần tương ứng với năng lực tài chính của mình; và phải xuất trình giấy tờ chứng minh được năng lực tài chính với số vốn dự kiến góp cho dự án.
Giấy tờ chứng minh có thể là giấy xác nhận số dư tài khoản; hoặc giấy bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài hoặc một số giấy tờ khác.
Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Đối với nhà đầu tư là cá nhân
– Hộ chiếu (yêu cầu bản sao có công chứng);
– Xác nhận số dư trong tài khoản ngân hàng tương ứng với số tiền đầu tư vào công ty Việt Nam (bản gốc);
– Hợp đồng thuê trụ sở văn phòng;
– Vốn dự kiến đầu tư vào công ty Việt Nam;
– Dự kiến đặt tên công ty;
– Dự kiến ngành nghề kinh doanh.
Đối với nhà đầu tư là công ty, tổ chức
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hợp pháp hóa lãnh sự);
– Xác nhận số dư tài khoản trong ngân hàng tương ứng với số tiền đầu tư (bản gốc) hoặc báo cáo tài chính có lời tương ứng (hợp pháp hóa lãnh sự);
– Điều lệ hoạt động của công ty mẹ bên nước ngoài (hợp pháp hóa lãnh sự);
– Hợp đồng thuê trụ sở văn phòng;
– Dự kiến đặt tên công ty;
– Dự kiến ngành nghề kinh doanh;
– Hộ chiếu của người đại diện pháp luật – Giám đốc của công ty tại Việt Nam.
Một số lưu ý trước khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân người nước ngoài, công ty nước ngoài đều có thể thành lập công ty tại Việt Nam với sở hữu vốn từ 1- 100% vốn tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư.
- Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào lĩnh vực nhà đầu tư thành lập: Theo cam kết WTO và pháp luật Việt Nam một số lĩnh vực có thể dễ dàng thành lập tại Việt Nam như: thương mại, xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, lĩnh vực phần mềm, bất động sản, xây dựng, nhà hàng, du lịch, sản xuất (cần có nhà xưởng trong khu công nghiệp),…
- Trừ các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn nhà đầu tư góp không có quy định mức tối thiểu nhưng cần phù hợp với quy mô hoạt động của công ty đăng ký. Tuy nhiên, số vốn góp lại ảnh hưởng đến việc xin giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư, người đại diện quản lý phần vốn góp chỉ được miễn giấy phép lao động và được cấp thẻ tạm trú nếu vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên, nhà đầu tư góp mức vốn góp cao thì thời gian thẻ tạm trú cũng được cấp dài hơn.
- Nhà đầu tư nước ngoài nếu góp vốn ngay khi thành lập cần chứng minh tài chính thông qua: sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi,…. đối với cá nhân, số dư tiền gửi, báo cáo thuế, báo cáo tài chính có lãi,….đối với công ty. Nhưng nếu nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần thì không nhất thiết phải cung cấp các chứng từ này.
- Đối với thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần cung cấp thêm hợp đồng thuê nhà, văn phòng hoặc hợp đồng mượn và giấy tờ nhà đất của nhà đất, văn phòng thuê để nộp kèm hồ sơ thành lập. Trong khi đó đối với công ty Việt Nam hoặc thủ tục mua phần vốn góp thì không yêu cầu điều kiện này.
- Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, người quản lý phần vốn góp công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam.
- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) bởi Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính như công ty vốn Việt Nam.
- Đối với công ty có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn ngay từ đầu từ 1% và các công ty vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC).
- Khác biệt lớn nhất của công ty có vốn đầu tư nước ngoài so với công ty vốn Việt Nam là công ty cần mở tài khoản vốn đầu tư để thực hiện việc góp vốn và chuyển lợi nhuận về nước sau này.
- Khác với công ty vốn Việt Nam tự chịu trách nhiệm về việc góp vốn thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải thực hiện góp vốn vào tài khoản vốn, bị giám sát về việc góp vốn thông qua báo cáo đầu tư, thời hạn góp vốn.
- Thời hạn góp vốn của công ty có vốn đầu tư nước ngoài được ghi nhận rất rõ tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, đến hạn nhà đầu tư chưa góp vốn thì ngân hàng mở tài khoản vốn đầu tư sẽ không tiếp nhận vốn góp muộn. Để có thể thực hiện được thủ tục góp vốn theo cam kết công ty cần phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để gia hạn thời hạn góp vốn.
- Thủ tục kê khai thuế, mức thuế VAT, thuế Thu nhập doanh nghiệp của công ty có vốn đầu tư nước ngoài tương tự như công ty vốn Việt Nam. Tuy nhiên, công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm.
- Ngoài ra, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hàng năm phải thực hiện thủ tục báo cáo đầu tư, báo cáo đánh giá giám sát đầu tư, báo cáo tình hình thực hiện dự án cho cơ quan đăng ký đầu tư.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Điều kiện cơ bản khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: