Các rủi ro khi thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

by Nguyễn Thị Giang

Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài khá phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Các rủi ro khi thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020
  • Luật Doanh nghiệp 2020

Điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài

  • Đối với mỗi lĩnh vực đầu tư khác nhau sẽ có điều kiện riêng về hạn chế tiếp cận thị trường đối với mỗi loại ngành nghề theo cam kết WTO, về tỷ lệ tham gia góp vốn, yêu cầu nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức, do vậy tài liệu cần chuẩn bị khác nhau.
  • Khi mở công ty tại Việt Nam, người nước ngoài cần phải chứng minh năng lực tài chính của mình để có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, Báo cáo tài chính kiểm toán, bảo lãnh tài chính từ công ty mẹ theo đúng quy định.
  • Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án đúng quy định: có hợp đồng thuê nhà/thuê văn phòng tại Việt Nam để đăng ký trụ sở khi thành lập công ty. Khi thuê tòa nhà cao tầng có chức năng kinh doanh thương mại thì cần cung cấp hợp đồng thuê địa điểm có chức năng kinh doanh thương mại.

Ý nghĩa của giấy phép đầu tư nước ngoài

Với những thế mạnh về tài nguyên, nhân lực trẻ, nước ta hằng năm đã thu hút lượng đầu tư nước ngoài rất lớn và được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FPI thành công nhất khu vực và trên thế giới, được đánh giá là địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đã phần nào góp phần thúc đẩy  chuyển dịch, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, nhiều mô hình tăng trưởng vượt bật, nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhiều sản phẩm, dịch vụ, được cạnh tranh đưa ra thị trường, thúc đẩy cải cách thể chế , chính sách kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân số trẻ của nước ta.  Hiện nay, việc làm trực tiếp trong khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng từ 330 nghìn người vào năm 1995 lên khoảng 3,6 triệu người năm 2017, đồng thời tạo việc làm gián tiếp cho khoảng 5 – 6 triệu lao động.

Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài cũng tạo ra nhiều thuận lợi cho Việt Nam  đẩy nhanh thời gian mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhiều hàng hóa may mặc tại Việt Nam được du nhập sang các nước trên thị trường thế giới đến những quốc gia có nền kinh tế phát triển, đống thời giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết đến những văn hóa của nước ta, thu hút nền kinh tế du lịch. Nhiều xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập liên kết với những xí nghiệp trong nước tạo ra mạng lưới sản xuất toàn cầu giúp tham gia trong quá trình phân công lao động khu vực. Đầu tư nước ngoài cũng tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trên thị trường thế giới, khằng định được vị trí của hành hóa nước ta trên thị trường Nhờ có định hướng này, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh, góp phần cân bằng cán cân thương mại, giảm áp lực tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Hiên nay, nhiều doanh nghiệp với vốn đầu tư nước ngoài đã phần nào góp phần cho quá trình đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ để có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng từ đó tạo động lực để lực lượng lao động đầu tư trình độ, tay nghề của bản thấn, từ đó tạo ra những đội ngũ lao động chuyên nghiệp cao. Cụ thể tại nhiều doanh nghiệp chúng ta có thể nhiều vị trí trước kia được các chuyên gia nước ngoài đảm nhận nay đã được thay thế bằng những chuyên gia người Việt Nam, từ đó phần nào đã góp phần xóa đói, giảm nghèo tạo công ăn việc làm cho nhiều cá nhân.

Những lưu ý khi thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Về lĩnh vực đầu tư ngành nghề kinh doanh

Căn cứ vào phạm vi các cam kết mở cửa thị trường tại Việt Nam, nhu cầu thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam và khả năng đầu tư, các Nhà đầu tư nước ngoài nên lựa chọn các lĩnh vực đầu tư/ngành nghề đầu tư cần và đủ để thực hiện; tốt nhất nên đầu tư trong các lĩnh vực/ngành nghề đã được Việt Nam cam kết rõ ràng trong các Điều ước quốc tế song phương hoặc/và đa phương để tránh gặp rủi ro bị từ chối khi đăng ký các ngành nghề, lĩnh vực chưa được mở cửa thị trường.

 Mỗi lĩnh vực đầu tư/ngành nghề kinh doanh lại gắn liền với yêu cầu về lượng vốn đầu tư khả thi tương ứng phục vụ thực hiện, các điều kiện đầu tư/Giấy phép kinh doanh cụ thể tương ứng nếu thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

 Do đó, việc loại bỏ không đăng ký các ngành nghề kinh doanh chưa hoặc không thực sự cần thiết sẽ giúp các Nhà đầu tư tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí để thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh cũng như có được thuận lợi nhất khi đăng ký và triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Về Nhà đầu tư khi đăng ký thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài

Các Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thể là các cá nhân (còn gọi là doanh nhân) hoặc công ty nước ngoài. Đa số các ngành nghề đầu tư kinh doanh thông thường đã được Việt Nam mở cửa toàn diện đều được quy định cho phép các Nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam, tức không hạn chế về tư cách nhà đầu tư là cá nhân hay công ty. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đặc biệt có các yêu cầu đầu tư cụ thể về tư cách đầu tư phải là cá nhân hay là công ty, có thể xác định qua tổng hợp các điều kiện đầu tư đối với toàn bộ các lĩnh vực/ngành nghề đăng ký đầu tư trên cơ sở phạm vi cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và các quy định của pháp luật Việt Nam nếu có.

 Về Vốn đầu tư, Vốn điều lệ để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

Hiện các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và pháp luật Việt Nam chỉ quy định các điều kiện hạn mức đầu tư của dự án lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định như giáo dục, kinh doanh bất động sản, lữ hành, trung gian thanh toán, ….; còn lại các ngành nghề kinh doanh thông thường khác không có quy định giới hạn mức đầu tư thì các Nhà đầu tư chỉ cần đảm bảo tính khả thi của lượng vốn đầu tư tương xứng với phạm vi, quy mô của dự án.

 Để xác định được lượng vốn đầu tư, vốn điều lệ phù hợp, các Nhà đầu tư cần xác định được tổng hợp các điều kiện hạn mức đầu tư nếu có đối với toàn bộ các lĩnh vực/ngành nghề đầu tư nếu có và kế hoạch tài chính cụ thể đảm bảo tính khả thi khi triển khai dự án, tránh đăng ký quá ít dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần gây tốn thời gian và chi phí.

 Về góp vốn đầu tư, vốn điều lệ sau thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài

Cần lưu ý, việc góp vốn đầu tư và vốn điều lệ cần thực hiện đúng theo thời hạn đã đăng ký thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Điều lệ công ty và pháp luật Việt Nam. Theo đó, cần lưu ý, thời hạn góp vốn đầu tư của các Nhà đầu tư đồng thời là góp vốn điều lệ của Công ty tại Việt Nam (đối với cả Công ty TNHH và Công ty cổ phần) do các Nhà đầu tư đăng ký thời hạn song không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các Nhà đầu tư sẽ phải góp vốn đầu tư qua chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư được mở bởi Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo yêu cầu/hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Về lựa chọn địa điểm đầu tư và thành lập công ty

Các Nhà đầu tư nên chọn các địa điểm đầu tư, thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam​ có địa chỉ rõ ràng; chọn Bên cho thuê có đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc/và quyền cho thuê/quyền cho thuê lại nếu có; địa điểm/văn phòng cho thuê thuộc diện được phép cho thuê, được thiết kế và xây dựng đúng quy định của pháp luật Việt Nam, không đang trong tình trạng có tranh chấp. Văn phòng thuê cần thuộc khu vực được thiết kế và xây dựng phục vụ chức năng văn phòng trên cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đã cấp phép xây dựng.

Về sử dụng con dấu của công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Công ty có vốn nước ngoài được sử dụng con dấu của công ty. Cụ thể, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu, có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.

Về sử dụng lao động khi thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam có thể thuê người lao động là người nước ngoài hoặc người Việt Nam để làm việc tại Công ty. Tuy nhiên, nếu có sử dụng lao động là người nước ngoài, Công ty phải thực hiện các thủ tục xin cấp Visa, xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú theo các điều kiện, thủ tục được pháp luật Việt Nam quy định.

Về người đại diện theo pháp luật khi thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam

Người đại diện theo pháp luật của Công ty tại Việt Nam là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Công ty TNHH và công ty cổ phần tại Việt Nam có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Công ty phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp Công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Về thực hiện nghĩa vụ thuế

Hằng năm, mỗi công ty tại Việt Nam sẽ phải nộp Lệ phí môn bài (từ 2 đến 3 triệu đồng Việt tùy theo vốn điều lệ đăng ký); phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi có lợi nhuận; kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng. Tùy vào ngành nghề đầu tư kinh doanh, công ty tại Việt Nam còn có thể phải nộp các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, ….

Việt Nam cũng có nhiều quy định ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư trong các ngành nghề được ưu đãi đầu tư hoặc đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Về báo cáo dự án đầu tư

Công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam được lập theo dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo dự án đầu tư, phải đăng ký tài khoản và thực hiện chế độ báo cáo dự án thông qua Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề: Các rủi ro khi thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài . Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488