Nhiều cặp vợ, chồng khi không còn tình cảm thường chọn ly thân. Tuy nhiên, không thiếu trường hợp đang ly thân nhưng cưới người khác hoặc sống chung với người khác. Vậy trường hợp đó có đúng luật không? Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp về nội dung Ly thân có cưới được người khác không? như sau:
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án với các quy định về án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự, án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí hành chính sơ thẩm, phúc thẩm.
Ly thân là gì? Ly thân và ly hôn có giống nhau?
Ly thân và ly hôn có nhiều điểm tương đồng, về biểu hiện của việc không còn chung sống với nhau, không có đời sống kinh tế chung, không có đời sống tinh thần chung,…
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực do Tòa án ban hành. Đây là định nghĩa được giải thích tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Do đó, chỉ khi hai vợ chồng thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa, được Tòa án quyết định việc chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng bản án (đơn phương ly hôn) hoặc quyết định ly hôn (thuận tình ly hôn) thì quan hệ hôn nhân giữa vợ, chồng mới hoàn toàn chấm dứt. Lúc này, hai người sẽ không còn trong mối quan hệ vợ, chồng với người khác và là người độc thân.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật hiện nay không quy định về việc ly thân. Nhưng thực tế, đây là tình trạng rất phổ biến diễn ra giữa vợ, chồng. Có thể hiểu, ly thân là việc hai vợ chồng không còn tình cảm với nhau, không sống chung với nhau nhưng chưa làm thủ tục ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.
Như vậy, ly thân không phải ly hôn. Có thể hiểu, đây chỉ là tình trạng vợ, chồng không sống chung với nhau, muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân nhưng chưa được pháp luật công nhận việc chấm dứt quan hệ vợ, chồng.
Ly thân có được quen người khác hay ly thân có cưới người khác được không?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình định nghĩa kết hôn như sau:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Theo đó, chỉ được trở thành vợ, chồng hợp pháp nếu hai người nam, nữ đủ điều kiện đăng ký kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.
Ly thân có cưới người khác được không? Hai người nam, nữ có thể làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn. Đám cưới trên thực tế chỉ được xem là một nghi lễ để hai bên nam, nữ thông báo với họ hàng hai bên, hàng xóm láng giềng, bạn bè, đồng nghiệp… về việc “nên vợ nên chồng” của mình. Do đó, đám cưới không có giá trị pháp lý, đây chỉ là nghi thức truyền thống. Bởi vậy, dù đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền thì cũng không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp.
Ly thân có được quen người khác? Việc sống chung với người khác khi đang có vợ hoặc có chồng là một trong những hành vi bị cấm. Dù đang ly thân thì quan hệ hôn nhân của vợ, chồng vẫn chưa chấm dứt. Do đó, đây có thể coi là hành vi ngoại tình.
Với hành vi ngoại tình, người vợ, chồng có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
- Bị phạt tiền đến 05 triệu đồng căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Cụ thể, nếu đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ, chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng nhưng chung sống với người biết rõ đã có chồng/vợ thì sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
- Ngồi tù đến 3 năm: theo Điều 182 Bộ luật Hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Vì ly thân chỉ là tình trạng vợ, chồng không muốn sống chung với nhau nữa, muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng nhưng chưa thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền và chưa nhận được bản án hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật. Do đó, trước khi muốn xác lập mối quan hệ với người mới hay đăng ký kết hôn với người khác cần phải thực hiện thủ tục ly hôn.
Và cách xử lý khi có vợ, chồng ngoại tình
Khởi kiện hoặc tố cáo chồng ngoại tình
Do đây là hành vi vi phạm pháp luật nên khi có vợ, chồng ngoại tình nên người còn lại có thể tố cáo hoặc khởi kiện hành vi ngoại tình này. Dù tố cáo hay khởi kiện thì cũng cần phải có đầy đủ bằng chứng, chứng cứ về hành vi ngoại tình này.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chỉ khi “sống chung với người khác như vợ chồng” thì vợ, chồng mới bị xử lý về hành vi ngoại tình. Các biểu hiện của hành vi này gồm:
- Có tổ chức đám cưới.
- Chung sống với nhau được gia đình chấp nhận.
- Có sự chứng kiến của tổ chức, người khác…
Thu thập bằng chứng để giành được “lợi thế” khi ly hôn
Một trong những căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn thuận tình được nêu tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình. Theo đó, nếu vợ, chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ của mình trong quan hệ hôn nhân thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết cho ly hôn.
Mà một trong những nghĩa vụ của vợ chồng là phải chung thủy, yêu thương đối phương. Do đó, khi ly hôn, nếu một trong hai bên ngoại tình thì sẽ là căn cứ để Tòa án ly hôn.
Đồng thời, việc một bên ngoại tình cũng có thể là bất lợi cho bên đó nếu hai người chia tài sản khi ly hôn. Bởi tài sản khi ly hôn sẽ được chia đôi nhưng có xem xét đến yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Ly thân có cưới được người khác không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM