Ngoại tình là một trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn trong các vụ ly hôn ở nước ta. Đặc biệt, không ít trường hợp, không phải nạn nhân mà chính người ngoại tình muốn ly hôn thì liệu Tòa án có giải quyết không? Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp về nội dung Chồng ngoại tình yêu cầu ly hôn, Tòa án có giải quyết không? như sau:
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án với các quy định về án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự, án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí hành chính sơ thẩm, phúc thẩm.
Chồng ngoại tình và yêu cầu ly hôn đơn phương thì tòa án có giải quyết không?
Căn cứ vào Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Ly hôn theo yêu cầu của một bên
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Theo như quy định nêu trên thì việc ly hôn đơn phương chỉ được giải quyết trong trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành và có một trong các căn cứ sau đây:
– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình
– Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.
Tại Mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP đã có nội dung hướng dẫn về tình trạng hôn nhân lâm vào cảnh trầm trọng như sau:
– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
Theo như những quy định trên, thì người chồng chỉ có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương khi chứng minh được người vợ có lỗi (ngoại tình) dẫn đến hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng.
Tuy nhiên, trong trường hợp này thì người chồng lại là người ngoại tình, lỗi là thuộc về người chồng nên việc người chồng yêu cầu ly hôn đơn phương có thể sẽ không được Tòa án giải quyết.
Người ngoại tình gặp bất lợi gì khi ly hôn?
Như phân tích ở trên, ngoại tình là “lỗi” của vợ hoặc chồng – người có hành vi ngoại tình. Không chỉ vậy, luật pháp tôn trọng quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng nên cấm trường hợp đang có vợ, đang có chồng mà chung sống như vợ, chồng hoặc kết hôn với người khác.
Nếu vi phạm thì tùy vào mức độ, tính chất của hành vi mà có thể gặp nhiều bất lợi như sau:
Một là: Có thể bị xử phạt hành chính.
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, nếu đang có vợ mà chung sống/kết hôn với người khác thì có thể bị phạt tiền từ 03-05 triệu đồng.
Hai là: Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, người nào đang có vợ, có chồng mà sống chung với người khác như vợ chồng thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 01 năm hoặc nặng hơn có thể bị phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
Ba là: Có thể “thiệt” khi chia tài sản chung vợ, chồng nếu ly hôn
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi ly hôn, việc chia tài sản có căn cứ vào “lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng”. Do đó, người ngoại tình có thể sẽ không được chia đôi tài sản chung vợ chồng mà có thể sẽ phải nhận phần tài sản ít hơn.
Người ngoại tình sẽ gặp bất lợi gì khi chia tài sản nếu như ly hôn?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
- Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
- a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Theo đó, một trong những yếu tố được xem xét đến khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn chính là lỗi của các bên trong vi phạm nghĩa vụ vợ chồng.
Ở đây, người chồng ngoại tình và dẫn đến việc ly hôn, người chồng đã vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ của vợ chồng. Do đó, khi chia tài sản, người chồng sẽ gặp bất lợi.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Chồng ngoại tình yêu cầu ly hôn, Tòa án có giải quyết không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM