Thủ tục đầu tư vào lĩnh vực du lịch và khách sạn tại Việt Nam

by Nguyễn Thị Giang

Sự trỗi dậy sôi động của ngành du lịch và khách sạn tại Việt Nam cũng thúc đẩy việc đầu tư cơ sở hạ tầng theo kịp đà phát triển vượt bậc của ngành. Theo ghi nhận, Việt Nam được xếp hạng là quốc gia có GDP chi tiêu nhiều nhất cho cơ sở hạ tầng so với các nước Đông Nam Á khác. Các khoản đầu tư này chủ yếu được rót vào các tuyến đường cao tốc 2.000 km mới, hệ thống tàu điện ngầm và các công trình xây dựng, mở rộng mới khác tại hai thành phố quan trọng của Việt Nam: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Thủ tục đầu tư vào lĩnh vực du lịch và khách sạn tại Việt Nam qua bài viết sau:

Thủ tục đầu tư vào lĩnh vực du lịch và khách sạn tại Việt Nam

Thủ tục đầu tư vào lĩnh vực du lịch và khách sạn tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về đối tượng nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài bạn có thể đầu tư vào Việt Nam bằng cách lựa chọn những hình thức được nêu trên.

Thủ tục đầu tư vào lĩnh vực du lịch và khách sạn tại Việt Nam

Lĩnh vực kinh doanh khách sạn được ghi nhận trong Biểu Cam kết WTO tại CPC 64110 Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn. Cam kết về dịch vụ theo CPC 64110 được hiểu là “Các dịch vụ ăn nghỉ và các dịch vụ liên quan do các khách sạn cung cấp. Các dịch vụ liên quan bao gồm các dịch vụ thường được cung cấp và tính cả vào giá ăn nghỉ và bao gồm dịch vụ phòng, dịch vụ về bàn ghế, thư từ và người trực. Các khách sạn thường cũng có các dịch vụ khác như đỗ xe, đồ ăn, uống, giải trí, bể bơi, tiệc tùng, họp hành và hội nghị. Các khách sạn nghỉ mát còn có thể có các tiện nghi giải trí đa dạng hơn. Các dịch vụ này cũng nằm trong phân nhóm này nếu được tính là 1 phần của giá ăn nghỉ. Nếu chúng được tính riêng, chúng sẽ được phân loại theo loại dịch vụ cung cấp. Các dịch vụ do các khách sạn cung cấp thường đầy đủ hơn các dịch vụ do các nhà nghỉ nơi ăn nghỉ khác cung cấp”.

Như vậy, nhà đầu tư quốc tịch Nhật Bản được phép đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam, việc mua lại khách sạn của nhà đầu tư để cải tạo tiếp tục hoạt động là phù hợp theo quy định của Pháp luật.

Các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động kinh doanh khách sạn

Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn theo CPC 64110, đã bao gồm dịch vụ ngủ nghỉ và các dịch vụ khác liên quan được tính vào phí chung khi khách đăng ký nghỉ lại khách sạn. Ngoài ra, đối với các dịch vụ đi kèm tại khách sạn, khách hàng không sử dụng dịch vụ phòng tại khách sạn vẫn có thể sử dụng các dịch vụ liên quan như massage (xoa bóp), giải trí, nhà hàng, bể bơi,… và các dịch vụ này được tính phí riêng.

Đối với các dịch vụ như nhà hàng, bể bơi, giải trí,… pháp luật không hạn chế gì trong việc nhà đầu tư tiến hành kinh doanh các dịch vụ này.

Riêng đối với dịch vụ massage (xoa bóp) trong khách sạn, mặc dù trong Biểu cam kết không có ghi nhận về dịch vụ này. Tuy nhiên, IPIC đã tiến hành hỏi ý kiến bằng văn bản đến cơ quan ban ngành về việc “Nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào ngành nghề xoa bóp (massage)” và nhận được công văn chấp thuận (IPIC sẽ tiến hành gửi kèm công văn theo thư tư vấn này đến quý khách).

Điều kiện để kinh doanh khách sạn

Theo quy đinh của Luật du lịch năm 2017 thì Khách sạn thuộc loại cơ sở cư trú du lịch. Do đó, để kinh doanh khách sạn, cần đáp ứng về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như sau:

 Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.Cụ thể:

Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch

Đối với điều kiện này, doanh nghiệp chỉ cần có ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày, với mã ngành là 5510, được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Có các loại Giấy phép có liên quan

Giấy phép đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy

Thời gian thực hiện: 15 ngày có giấy phép Phòng cháy chữa cháy.

Cơ quan cấp:  Phòng cháy chữa cháy quận/ huyện hoặc tỉnh, thành phố tùy quy mô và số tầng xây dựng.

Hồ sơ gồm:

  • Bản sao Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh (công chứng).
  • Đơn đề nghị cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC” (theo mẫu); Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
  •  Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC” và văn bản nghiệm thu về PCCC đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo;
  •  Bảng thống kê các phương tiện PCCC, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu;
  • Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
  •  Danh sách những nhân viên đã qua huấn luyện về PCCC kèm theo “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC”;
  • Phương án chữa cháy của cơ sở.

Cơ quan cảnh sát PCCC sẽ thường xuyên kiểm tra khách sạn để đảm bảo luôn duy trì mọi  điều kiện tốt nhất về phòng cháy chữa cháy.

Giấy chứng nhận an ninh trật tự

Thời gian thực hiện: 7 – 10 ngày cấp giấy chứng nhận.

Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
  • Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ hộ gia đình kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận này); Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (đối với chi nhánh doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký thuế (đối với các tổ chức sự nghiệp có thu);
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản khai lý lịch của những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp). Nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản khai nhân sự, bản photocopy hộ chiếu, bản photocopy thẻ cư trú (xuất trình bản chính để kiểm tra).

 Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường

  • Thời gian thực hiện: 15 – 20 ngày cấp giấy chứng nhận
  • Cơ quan cấp: Phòng tài nguyên môi trường địa phương.

 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời gian thực hiện: 30 – 40 ngày có giấy chứng nhận vệ sinh ATTP\ Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận (thuộc sở Y tế)

Doanh nghiệp phải tổ chức các khóa đào tạo, kiểm tra sức khỏe cho nhân viên.

Thời hạn của giấy chứng nhận là 3 năm.

Đối với khách sạn phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về , trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;
Lưu ý: Bạn phải đăng ký xếp hạng sao cho khách sạn tại Sở Văn hóa thể thao và du lịch. Doanh nghiệp của bạn không tiến hành đăng ký xếp hạng sao cho khách sạn có thể bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thể thao du lịch và quảng cáo.

Qua bài viết này hi vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Thủ tục đầu tư vào lĩnh vực du lịch và khách sạn tại Việt Nam. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488