Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam: Thủ tục và quy định

by Nguyễn Thị Giang

Khi các doanh nghiệp toàn cầu tìm cách đa dạng hóa, tăng khả năng phục hồi và kết nối chuỗi cung ứng, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất do vị trí chiến lược và lợi thế về vận chuyển, lao động cạnh tranh và chi phí sản xuất.Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam: Thủ tục và quy định qua bài viết sau:

Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam: Thủ tục và quy định

Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam: Thủ tục và quy định

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về đối tượng nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài bạn có thể đầu tư vào Việt Nam bằng cách lựa chọn những hình thức được nêu trên.

Tại sao nên đầu tư  vào lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam

Vị trí chiến lược

Trang Vietnam Briefing nhận định, so với các nước Đông Nam Á khác, Việt Nam có lợi thế nổi bật với cảng hàng không quốc tế, đường sắt kết nối tạo thuận lợi cho dòng chảy sản xuất và vận tải. Trang Techwire Asia cũng cho rằng, khía cạnh hấp dẫn nhất của hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nằm ở vị trí địa lý và khả năng tiếp cận. Lĩnh vực chế biến và chế tạo của Việt Nam là lĩnh vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lớn nhất – ở mức 58,2% vào năm 2020 – và có lý do chính đáng, bởi Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược và so với hầu hết các nước láng giềng, có khả năng tiếp cận cao với các tuyến đường thương mại và vận chuyển hàng hóa lớn trong và ngoài Đông Nam Á và Châu Á.

Năm 2020, lĩnh vực chế biến và chế tạo tiếp tục dẫn đầu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước. Nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ lấy lại động lực và đạt mức tăng trưởng GDP từ 6 đến 6,5% vào năm 2022.

Trong giai đoạn 2020-2021, do COVID-19, lĩnh vực sản xuất phải chịu đựng những gián đoạn đáng kể trong chuỗi cung ứng. Việc đóng cửa kinh doanh tạm thời, giao thông khó khăn và thiếu nhân viên làm giảm sản lượng sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, đại dịch đã cản trở các ngành sản xuất do giá đầu vào tăng, thiếu nguyên liệu thô, thiếu năng lực vận chuyển và các vấn đề về vận tải. Tuy nhiên, sau khi nới lỏng các hạn chế về đóng cửa, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đã nhộn nhịp trở lại với niềm tin của người tiêu dùng đang dần hồi phục.

Theo báo cáo của IHS Markit, chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã tăng lên 52,2 trong tháng 11.2021 từ mức 52,1 trong tháng 10, phần lớn là do số lượng đơn đặt hàng mới cao hơn và các ưu đãi của chính phủ. Điểm từ 50 trở lên có nghĩa là có sự mở rộng trong lĩnh vực sản xuất.

Lợi thế sản xuất của Việt Nam

Cả hai trang Vietnam Briefing và Techwire Asia đều có chung nhận định rằng ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam được thúc đẩy bởi một số yếu tố chính. Thứ nhất, Việt Nam được quảng bá là nhà sản xuất giá rẻ với giá nhân công cạnh tranh. Việt Nam nổi tiếng là trung tâm của các hoạt động sản xuất, đặc biệt là với các quốc gia có thu nhập cao hơn đang áp dụng chiến lược “Cộng một” (Plus one). Đây là chiến lược kinh doanh trong đó các công ty đa dạng hóa đầu tư vào các quốc gia khác ngoài Trung Quốc.

Ngoài nhân công, chi phí kinh doanh ở Việt Nam, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất, thấp, do chi phí đầu tư phải chăng như chi phí xây dựng và đất đai. Điều này góp phần làm cho Việt Nam ngày càng có vị thế như một giải pháp thay thế hiệu quả hơn về chi phí so với các đối tác trong khu vực.

Thứ hai, Việt Nam có một lực lượng lao động tương đối lớn, có trình độ học vấn tốt, trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn. Bên cạnh đó, Chính phủ đã cung cấp nhiều khóa đào tạo và giáo dục nghề nghiệp khác nhau để trang bị cho lực lượng lao động.

Với tình trạng thiếu lao động hiện nay và thiếu công nhân lành nghề trong các ngành cụ thể như công nghệ thông tin, Chính phủ đã đưa ra các chiến lược và chương trình bổ sung. Chẳng hạn, gần đây Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 và ban hành Quyết định 17 về mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Điều này nêu bật cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo và giáo dục cho thị trường lao động.

Thứ ba, nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), chẳng hạn như Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Thương mại Tự do Anh-Việt (UKVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cũng tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam với tư cách là một trung tâm xuất khẩu sản xuất giá rẻ.

Các Hiệp định thương mại như vậy cho phép Việt Nam tận dụng lợi thế của việc giảm thuế quan, cả trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và với EU và Mỹ để thu hút các công ty xuất khẩu sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang các đối tác ngoài ASEAN.

Thứ tư, Việt Nam có các chính sách phù hợp để hỗ trợ thúc đẩy FDI và tập trung nhiều hơn vào việc thiết lập một môi trường trung lập tự do. Quốc gia này cũng cung cấp các điều kiện cần thiết cho việc phân cấp quản lý FDI hiệu quả, thúc đẩy sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp khác và tham vấn chặt chẽ hơn với các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng. Bên cạnh đó, Việt Nam có các chính sách ưu đãi thuế đối với các công ty nước ngoài, cũng như lợi ích cho các công ty sử dụng năng lượng xanh hoặc có kế hoạch kết hợp năng lượng này.

Thứ năm, so với các công ty cùng ngành trong khu vực, các công ty Việt Nam có mức cao nhất về số hóa trong sản xuất và chế tạo, liên quan đến thương mại điện tử xuyên biên giới. Nhìn chung, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy chi phí hậu cần cao là khía cạnh thách thức nhất của thương mại điện tử xuyên biên giới – ngoại trừ Việt Nam.

Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam: Thủ tục và quy định

Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư

Theo quy định tại Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2014 đối với các dự án đầu tư mà phải xin quyết định chủ trương đầy tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh thì các chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền này với trình tự thủ tục quy định tại Điều 33, 34, 35 Luật đầu tư năm 2014.

Nếu các dự án không thuộc các trường hợp tại điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2014 thì nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương.
Như vậy, nếu các nhà đầu tư muốn thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, việc đầu tiên là phải xem dự án đầu tư có phải xin quyết định chủ trương của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh không. Nếu thuộc thì đầu tiên, phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư theo quy định theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục đăng ký đầu tư

Theo Điều 36 khoản 1, 2 Luật đầu tư 2014 quy định về trường hợp thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.”

Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 05 năm làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư là Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cáo, khu kinh tế hoặc Sở kế hoạch và đầu tư phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.

 Còn với trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ sơ theo khoản 1 Điều 33 cho cơ quan đăng ký đầu tư và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc từ chối cấp bằng văn bản nêu rõ lý do.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Nếu nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Nếu các dự án nằm ngoài các khu trên thì Sở kế hoạch và đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam: Thủ tục và quy định. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488