Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì?

by Nguyễn Thị Giang

Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì? Luật đầu tư năm 2020 quy định như thế nào về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư? Nhằm phổ biến tới bạn đọc quy định mới của luật đầu tư năm 2023. Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì? qua bài viết sau:

Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì?

Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì?

Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Để hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này, chúng ta tìm hiểu chút ở khía cạnh ngôn ngữ. Chủ trương là “có ý định, có quyết định về phương hướng hành động” (Tr227, Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Gs, Hoang Phê chủ biên). Nên chấp thuận chủ trương nghĩa là hành động người có thẩm quyền chấp thuận ý định và phương hướng của một tổ chức, cá nhân để có một hành động hay công việc cụ thể nào đó.

Qua việc phân tích này, chúng ta có thể rút ra hai kết luận như sau:

Thứ nhất: Việc chấp thuận đó chỉ giới hạn ở “chủ trương”, tức là chấp thuận về ý định và phương hướng để làm công việc nào đó. Việc chấp thuận này chưa phải là quyết định cuối cùng về việc triển khai công việc trên thực tế đó.

Thứ hai: Việc chấp thuận đó phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Pháp luật có quy định cụ thể về cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận CTĐT. Tùy thuộc lĩnh vực, quy mô của dự án đầu tư mà mỗi loại dự án lại có cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư khác nhau.

Nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư là chấp thuận các nhóm nội dung gồm:

  • mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án;
  • nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư;
  • cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Quy định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đấu tư?

Luật Đầu tư năm 2020 chính thức ghi nhận 03 hình thức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:

  •  Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư của mình thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất nhưng phải tuân thủ quy định của Luật Đất đai. Lưu ý rằng, các nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia đấu giá để có được quyền sử dụng đất, bởi lẽ Theo Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, nhà đầu tư nước ngoài không thuộc các trường hợp là người có quyền sử dụng đất;
  • Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư thông qua việc tham gia đấu thầu. Nếu thắng thầu, nhà đầu tư có quyền thực hiện các hoạt động đầu tư theo đúng nội dung mời thầu và hợp đồng được ký kết của các bên. Việc đấu thầu phải được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu hiện hành;
  • Thông qua chấp thuận nhà đầu tư thì chủ thể này có thể trở thành nhà đầu tư thực hiện các dự án. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc chấp thuận nhà đầu tư chỉ được thực hiện theo quy định tại Khoản 3,4 của Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020.

Đây không phải là lần đầu tiên pháp luật quy định về việc lựa chọn nhà đầu tư thông qua các hình thức trên. Tuy nhiên, đây là làn đầu tiên các nội dung này được quy định một cách trực tiếp và rõ nét trong Luật Đầu tư. Qua đó, các nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế có thể nắm được trình tự thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư như sau:

Đối với hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án đầu tư:

  • Phải có chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  •  Thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thông qua một trong hai phương thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án đầu tư;

Đối với hình thức chấp thuận nhà đầu tư, có hai trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp 1: Thực hiện việc chấp thuận nhà đầu tư sau khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu:

  •  Phải có chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  •  Thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thông qua một trong hai phương thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án đầu tư;
  • Nếu sau khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai; hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì thực hiện chấp thuận nhà đầu tư đó.

Trường hợp 2: Đối với các trường hợp được liệt kê tại Khoản 4 Điều 29, thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án đầu tư:

  • Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hôi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai;
  • Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.

Ba cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư

Những năm gần đây Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia đáng để đầu tư nhất khu vực Châu Á. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nước ngoài cũng luôn đắn đo khi đầu tư vào Việt Nam do những thủ tục rườm rà khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án cần chấp thuận chủ trương đầu tư.

Để chủ động trong việc đầu tư vào Việt Nam nhà đầu tư cần nắm được thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án mà nhà đầu tư dự định triển khai.

Theo quy định tại các Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2020, các cấp (cơ quan nhà nước) có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đó là:

  •  Quốc hội;
  • Thủ tướng Chính phủ;
  •  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì? Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488