Quy định về vi phạm kiểu dáng công nghiệp

by Trần Giang

Kiểu dáng công nghiệp là một trong các đối tượng được bảo hộ bởi Luật Sở hữu trí tuệ. Khi vi phạm các quy định thì sẽ bỊ áp dụng các chế tài pháp lý. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về vi phạm kiểu dáng công nghiệp? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để bảo vệ cho kiểu dáng công nghiệp của mình và không xâm phạm đến kiểu dáng công nghiệp của những người khác.

Quy định về vi phạm kiểu dáng công nghiệp

Quy định về vi phạm kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;.
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP
  • Thông tư 11/2015/TT-BKHCN

Vi phạm kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo quy định tại Điều 126, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019, hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp nếu người sử dụng không phải là chủ sở hữu, sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trùng lặp, tương tự hoặc không khác biệt đáng kế với kiểu dáng đó mà không được phép của chủ sở hữu. Ngoài ra, việc sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định cũng bị coi là hành vi vi phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 quy định về quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp. Khi người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đang bị người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.

Sau khi đã được thông báo mà vẫn tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp thì khi bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền yêu cầu người đã sử dụng kiểu dáng công nghiệp phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

Cách xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp 

Bước 1: Điều tra xác minh và thu thập thông tin xâm phạm kiểu dáng

Bước này là bước quan trọng để xác định đối tượng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp là đối tượng nào? Hình thức xâm phạm như thế nào? Địa chỉ bên xâm phạm ở đâu… từ đó sẽ có phương án xử lý hành vi xâm phạm tốt nhất.

Bước 2: Giám định hành vi xâm phạm tại Viên khoa học sở hữu trí tuệ

Mục đích của việc giám định là để tra cứu, xác định việc bị xâm phạm, đạo nhái từ những người có chuyên môn. Từ đó có cơ sở chắc chắn để buộc tội người vi phạm và chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc

Bước 3: Gửi thư khuyến cáo hành vi xâm đối với bên vi phạm

Trước khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nên thương lượng trước để tìm ra cách giải quyết hiệu quả cho cả hai bên.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm xâm phạm kiểu dáng

Nếu không thể thương lượng được thì lúc này cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm gửi tới Cục Sở hữu trí tuệ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 99/2013/NĐ-CP:

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm; tài liệu mô tả hoặc ảnh chụp hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm; địa điểm nơi có hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp do Luật Đại Nam cung cấp

Có khá nhiều khách hàng sau khi tham khảo bài viết này của chúng tôi đã đưa ra một vài góp ý. Trong đó, hầu hết mọi người đều hy vọng Luật Đại Nam có thể giới thiệu chi tiết về dịch vụ và báo giá chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Vì vậy cho nên, hôm nay chúng tôi sẽ bổ sung thêm các nội dung theo đúng yêu cầu của quý khách hàng. Mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, mọi người có thể hiểu và có cái nhìn tổng quan hơn về dịch vụ của Luật Đại Nam.

Tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn và khả năng của từng đối tượng khách hàng mà chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp khác nhau. Do đó, điều quan trọng là khi liên hệ trao đổi dịch vụ, mọi người cần nói rõ các vướng mắc, vấn đề đang gặp phải hoặc quan tâm. Bởi chỉ như vậy, các luật sư, chuyên viên pháp lý của chúng tôi mới có thể tư vấn, hướng dẫn và đưa ra các báo giá hợp lý nhất.

Thông thường, khách hàng khi sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của chúng tôi sẽ được các luật sư cung cấp những kiến thức cơ bản từ khái niệm theo Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện, tài liệu cần thiết để đăng ký, thời gian và chi phí. Nhờ đó, mọi người sẽ hiểu hơn về việc đăng ký bảo hộ độc quyền cho hình dáng bên ngoài của sản phẩm.

Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được chúng tôi thực hiện như sau:

– Tư vấn trước khi tiến hành đăng ký về mọi vấn đề liên quan

– Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp và chuyển cho khách hàng tham khảo

– Nộp hồ sơ công bố và tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại Cục Sở hữu trí tuệ

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ

– Tư vấn các vấn đề phát sinh liên quan (nếu có) sau khi hoàn thành công việc

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Đại Nam về vi phạm kiểu dáng công nghiệp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các thủ tục về sở hữu trí tuệ xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488