Mỗi một sản phẩm sẽ có kiểu dáng khác nhau bởi lẽ kiểu dáng sản phẩm là dựa trên hình dáng, đường nét, màu sắc bên ngoài để phân biệt các loại sản phẩm với nhau. Để hiểu rõ hơn về kiểu sáng của sản phẩm và các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật về việc bảo hộ cho các kiểu dáng này hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu kiểu dáng công nghiệp là gì qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm và được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, hoặc sự kết với của các yêu tố này, KDCN là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được phép sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời gian tối đa là 15 năm ( thời gian bảo hộ kiểu dáng là 5 năm và có thể tiến hành gia hạn thêm 2 lần, mỗi lần gia hạn 5 năm tiếp theo).
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?
Đăng ký KDCN là việc chủ sở hữu tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký độc quyền KDCN tại Cục sở hữu trí tuệ để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp KDCN cho chủ sở hữu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Đăng ký KDCN rất quan trọng trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Đăng ký KDCN sẽ tạo cho cá nhân, tổ chức sẽ tạo nên một “bức tường” kiên cố, che chắn cho sản phẩm trí tuệ của mình là KDCN khỏi các hành vi xâm phạm (sao chép, đạo nhái…).
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, để được đăng ký bảo hộ (cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền) KDCN đăng ký phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Tính mới của KDCN:
Kiểu dáng chưa được bộ lộ trước thời điểm nộp đơn (có nghĩa chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký trước thời điểm đưa KDCN ra ngoài thị trường để lưu thông.
Trình độ sáng tạo của KDCN:
Yêu cầu KDCN phải đạt được trình độ sáng tạo khác biệt với các KDCN khác đã có trên thị trường (không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các sản phẩm đã có)
Khả năng áp dụng công nghiệp:
Có thể chế tạo (sản xuất) ra các sản phẩm giống nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp
Hồ sơ đăng ky kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?
- Tờ khai đăng ký theo mẫu;
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
- Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;
- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký KDCN có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;
- Giấy uỷ quyền (nếu cần);
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
- Chứng từ nộp phí nộp đơn và phói công bố đơn, gồm một (1) bản.
- Bản tiếng Việt của bản mô tả KDCN, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;
- Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu KDCN (nếu có);
- Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
Thủ tục Đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào?
Bước 1: Xác định đối tượng cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng
Đầu tiên cần xác định đối tượng muốn đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ của KDCN hay không? Từ đó mới quyết định có nộp đơn đăng ký hay không?
Bước 2: Phân loại và tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng trước khi nộp đơn
Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ
Sau khi tra cứu và kết luận KDCN có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hồ sơ chi tiết chúng tôi sẽ hướng dẫn bên dưới.
Bước 4: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng tại Cục Sở hữu trí tuệ
Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất
Bước 5: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền
Trường hợp KDCN đủ điều kiện bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng, trường hợp ngược lại Cục SHTT sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật Đại Nam về kiểu dáng công nghiệp là gì. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các thủ tục về sở hữu trí tuệ xin liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Tư vấn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo luật hiện hành
- Hướng dẫn tra cứu kiểu dáng công nghiệp
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh