Hợp đồng khoán việc

by Lê Hưng

Hợp đồng khoán việc là một phần quan trọng trong quá trình tuyển dụng và quản lý nhân sự của một công ty. Việc xác định rõ những cam kết và trách nhiệm của cả nhà tuyển dụng và người lao động trong hợp đồng này có ý nghĩa quyết định đến sự thành công và bền vững của mối quan hệ lao động. Đây là một công cụ hữu ích để đảm bảo tính công bằng, minh bạch và đáng tin cậy trong môi trường làm việc.

Hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự 2015 
  • Bộ luật lao động năm 2019
  • Luật bảo hiểm xã hội 2014
  • Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Khái niệm

Hiện nay trong hệ thống các văn bản pháp luật thì không có văn bản nào quy định cụ thể về định nghĩa hợp đồng khoán việc là gì, đối tượng áp dụng cũng như trường hợp áp dụng hợp đồng khoán việc là gì. Tuy nhiên trên thực tế hợp đồng khoán việc vẫn được sử dụng rộng rãi và được pháp luật thừa nhận.

Theo khái niệm chung về hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể hiểu:

Hợp đồng khoán việc được hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc khoán việc, theo đó, bên nhận khoán việc có nghĩa vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu trong hợp đồng giao khoán, và có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên khoán việc (bên giao khoán công việc) khi hoàn thành công việc được giao. Còn bên khoán việc (bên giao khoán công việc) sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán công việc theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng khoán việc đã giao kết.

Đối tượng của hợp đồng khoán việc: Đối tượng của hợp đồng khoán việc là công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn phải thực hiện theo thỏa thuận,

>>> Tìm hiểu thêm: Chủ thể của hợp đồng lao động

Phân loại hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc có thể phân thành các loại như sau:

Hợp đồng khoán việc toàn bộ

Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc.

Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

>>> Tìm hiểu thêm: Có mấy loại hợp đồng lao động?

Hợp đồng khoán việc từng phần

Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động.

Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

– Những trường hợp được sử dụng hợp đồng khoán việc đó là: trường hợp công việc giao khoán là công việc chỉ mang tính chất thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định, là công việc không có tính chất ổn định và lâu dài.

-Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

>>> Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc giao kết hợp đồng

Phân biệt hợp đồng giao khoán và hợp đồng lao động

Hiện nay, nhiều người thường nhầm lẫn rằng hợp đồng giao khoán là hợp đồng lao động. Tuy nhiên trên thực tế, 2 loại hợp đồng này có sự khác biệt. Cụ thể:

Đối với hợp đồng lao động:

  • NLĐ chỉ cần dùng sức lao động của mình để hoàn thành công việc do người sử dụng lao động giao và nhận tiền lương.
  • Thường áp dụng với công việc mang tính chất ổn định, lâu dài trong một khoảng thời gian nhất định, khi hết thời hạn hợp đồng, sẽ thực hiện gia hạn hợp đồng trong sự thỏa thuận của 2 bên. 

Còn hợp đồng khoán việc:

  • Người nhận giao khoán phải bỏ một phần hoặc toàn bộ vật chất, sức lao động để hoàn thành công việc và nhận phần tiền công của mình.
  • Mang tính thời vụ, không ổn định, không lâu dài.

Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không

Theo quy định tại Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội 2014 về các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, người ký hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, khi tham gia hợp đồng khoán việc, cả người nhận khoán và người khoán việc đều không phải tham gia BHXH bắt buộc. Nếu muốn tham gia BHXH, người nhận khoán việc hoặc người khoán việc chỉ có thể tham gia BHXH tự nguyện. 

Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức ký kết hợp đồng khoán việc để tránh việc tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp và người lao động giao kết sai loại hợp đồng thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 8, Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Như vậy, hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, việc ký kết loại hợp đồng này chỉ áp dụng với những công việc ngắn hạn, không mang tính chất thường xuyên, ổn định, chỉ phát sinh trong một khoảng thời gian ngắn.

Hợp đồng khoán việc

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hợp đồng khoán việc. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.

>>Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488