Khi sắp hết hạn hợp đồng mà hai bên chủ thể hợp đồng vẫn chưa đủ khả năng để thanh toán mà vẫn muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể ký thêm phụ lục để gia hạn hiệu lực của hợp đồng đó. Mẫu phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thanh toán hiện nay là mẫu nào? Quy định về phụ lục gia hạn thời gian thanh toán trong hợp đồng ra sao?
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
Khái niệm
Trong Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định về khái niệm của phụ lục gia hạn hợp đồng mà chỉ quy định về phụ lục hợp đồng.
Để hiểu rõ hơn về phụ lục gia hạn hợp đồng bạn đọc có thể tham khảo khái niệm dưới đây:
Phụ lục gia hạn hợp đồng là văn bản kèm theo hợp đồng quy định về vấn đề kéo dài hoặc gia hạn thêm thời gian thực hiện cho hợp đồng gốc dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên ký kết phụ lục gia hạn hợp đồng.
>>>> Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc ký phụ lục hợp đồng là gì ?
Quy định về mẫu phụ lục gia hạn
Chủ thể phụ lục gia hạn hợp đồng
Về chủ thể của phụ lục gia hạn hợp đồng, bản chất của phụ lục gia hạn hợp đồng là văn bản kèm theo bổ sung cho hợp đồng gốc nên chủ thể của hợp đồng gốc sẽ đồng thời là chủ thể của phụ lục gia hạn hợp đồng.
Chủ thể của phụ lục gia hạn hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có đầy đủ năng lực chủ thể đã tham gia ký kết hợp đồng gốc trước đó.
>>>> Tìm hiểu thêm: Phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng
Nội dung phụ lục gia hạn hợp đồng
Hiệu lực và nội dung của nó phụ thuộc hoàn toàn vào hợp đồng gốc và sự thỏa thuận của hai bên tham gia ký kết nên khi xác lập phụ lục, phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng ban đầu.
Vậy nội dung của phụ lục gia hạn sẽ quy định về những điều khoản nhằm kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng thêm một thời hạn theo sự thỏa thuận của các bên.
Ngoài ra, phụ lục có thể quy định thêm một số vấn đề khác.nhưng không được trái với nội dung của hợp đồng.
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực.
Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Hình thức phụ lục gia hạn hợp đồng
Vì phụ lục hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng nên hình thức của phụ lục hợp đồng sẽ phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng gốc.
Ví dụ hình thức của hợp đồng gốc là được lập thành văn bản và có công chứng thì phụ lục của hợp đồng đó cũng phải được lập thành văn bản và có công chứng.
>>>> Tìm hiểu thêm: Phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng
Phụ lục gia hạn hợp đồng có cần công chứng không?
Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của giáo dịch dân sự như sau:
Hình thức giao dịch dân sự
…..
- Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo đó, giao kết hợp đồng là một hình thức của giao dịch dân sự, mỗi loại hợp đồng sẽ có quy định về việc có bắt buộc công chứng hay không thì hợp đồng mới có hiệu lực.
Bên cạnh đó, phụ lục gia hạn hợp đồng là một phần của hợp đồng, cho nên:
– Đối với hợp đồng mà trước đó đã có bắt buộc về việc công chứng thì phụ lục gia hạn hợp đồng cũng cần phải được công chứng;
– Đối với những loại hợp đồng mà trước đó không bắt buộc phải công chứng thì phụ lục gia hạn hợp đồng cũng không bắt buộc công chứng.
Mẫu hợp đồng
>>>Xem thêm:
- Phụ lục gia hạn hợp đồng bằng tiếng anh
- Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
- Phụ lục điều chỉnh hợp đồng
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thanh toán. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.