Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

by Vũ Khánh Huyền

Việc khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những quyền của các cá nhân hoặc tổ chức nếu họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình đang bị xâm phạm bởi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ cung cấp cho Quý khách các thông tin về tình tự thủ tục khiếu nại cũng như các quy định về việc giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013.
  • Luật Khiếu nại năm 2011, sửa đổi, bổ sung năm 2021.

Khái niệm tranh chấp đất đai

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Như vậy, theo quy định trên, tranh chấp đất đai là tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất. Về lý luận, để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, cần phân biệt tranh chấp đất đai với những tranh chấp khác có liên quan đến đất đai như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất.

Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

Quy định của Luật Đất đai

Theo quy định của Luật Đất đai, khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai chỉ đặt ra trong trường hợp quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được ban hành sau khi thực hiện giải quyết bằng phương thức đề nghị UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh giải quyết trong trường hợp hòa giải tại UBND xã không thành (Điều 203 Luật Đất đai 2013). Trường hợp này:

  • Quyết định bị khiếu nại là Quyết định giải quyết tranh chấp hoặc Quyết định công nhận hòa giải thành. Đây là quyết định hành chính nhà nước được cưỡng chế thi hành theo quy định của Luật Đất đai trong trường hợp không có khiếu nại hoặc khiếu kiện tại Tòa án liên quan đến Quyết định.
  • Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là:
    – Chủ tịch UBND tỉnh đối với Quyết định giải quyết tranh chấp do UBND huyện ban hành để giải quyết các tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
    – Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với Quyết định giải quyết tranh chấp do UBND tỉnh ban hành để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo quy định của Điều 204 Luật Đất đai 2013, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Quy định của Luật Khiếu nại

Căn cứ theo quy định tại Luật khiếu nại năm 2011 có thể hiểu khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là việc mà người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất có hành vi đề nghị các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền để xem xét lại tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước theo một trình tự thủ tục mà pháp luật quy định trong trường hợp họ cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật là xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai không hoà giải có được không ?

Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại

Để thực hiện quyền khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai người khiếu nại cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Người khiếu nại phải là người có quyền sử dụng đất, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất đó nghĩa là họ là những đối tượng cá biệt chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
  • Người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại của mình khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.
  • Người thực hiện việc khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đối với trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện thì người đó phải có người đại diện hợp pháp thực hiện thay mình quyền khiếu nại.
  • Khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai chưa được tòa án có thẩm quyền giải quyết, thụ lý, có bản án hoặc quyết định của tòa án.
  • Người khiếu nại khiếu nại khi còn trong thời hạn khiếu nại theo quy định hoặc trong trường hợp đã hết thời hiệu khiếu nại nhưng vì lý do chính đáng.

Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai

Người khiếu nại cần thực hiện khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định dưới đây:

Bước 1: Người khiếu nại chuẩn bị hồ sơ khiếu nại
Đơn khiếu nại theo mẫu pháp luật quy định trong đó cần thể hiện rõ các nội dung bao gồm: ngày tháng năm thực hiện việc khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại và của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; trình bày rõ nội dung khiếu nại về quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính; nêu lý do thực hiện việc khiếu nại.
Các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khiếu nại: bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bản sao quyết định hành chính;

Cần lưu ý: việc xác định cơ quan, cá nhân bị khiếu nại tại phụ thuộc vào các quy định về thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người khiếu nại cho rằng các quyết định hành chính và hành vi hành chính này xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Bước 2: Nộp đơn khiếu nại và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khiếu nại

Người khiếu nại có thể nộp đơn khiếu nại và các tài liệu kèm theo đơn khiếu nại trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khiếu nại thông qua đường dịch vụ bưu chính hoặc cổng thông tin điện tử nếu có.

Bước 3: Tiếp nhận đơn và giải quyết khiếu nại lần một
– Sau khi người khiếu nại gửi đơn và các tài liệu liên quan đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì có thẩm quyền xem xét đơn khiếu nại nếu thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì sẽ vào sổ tiếp nhận đơn.
– Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày đã nhận được đơn khiếu nại và các tài liệu chứng cứ liên quan người có thẩm quyền thụ lý giải quyết sẽ phải ra quyết định thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại tranh chấp về đất đai. Nếu từ chối giải quyết cần phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
– Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần phải thực hiện việc kiểm tra lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình hoặc người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính dưới sự quản lý của mình. – Nếu căn cứ của việc khiếu nại là đúng thì cần phải giải quyết theo yêu cầu của người khiếu nại.
– Nếu chưa đủ các căn cứ để kết luận nội dung khiếu nại là đúng thì người có thẩm quyền tiến hành việc xác minh hoặc giao cho người có nghĩa vụ xác minh tiến hành việc xác minh nội dung khiếu nại.
– Trong thời gian giải quyết khiếu nại người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có thể yêu cầu người khiếu nại tới trực tiếp trụ sở của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc đối thoại nếu yêu cầu của người giải quyết khiếu nại và kết quả xác minh không tương thích với nhau. Việc đối thoại này cần được lập thành biên bản và đồng thời kết quả đối thoại cũng sẽ là một trong những căn cứ để giải quyết việc khiếu nại.
– Người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và phải gửi quyết định kéo lại này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.
Bước 4: Tiếp nhận đơn và giải quyết khiếu nại lần hai (nếu có)
Nếu sau khi đã gửi đơn khiếu nại lần đầu trong thời hạn 30 ngày nhưng không được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết thiếu lại lần đầu của cơ quan có thẩm quyền nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì có quyền gửi đơn khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp để giải quyết thiếu lại lần hai.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp của Luật Đại Nam

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
  • Đại diện đàm phán tranh chấp
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488