Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tại địa phương không chỉ giúp khẳng định chất lượng; thương hiệu sản phẩm mà nó còn giúp cho việc sản xuất; tiêu thụ sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó nó còn chống lại các hành vi làm giả; làm nhái sản phẩm nơi có chỉ dẫn địa lý. Chính vì lẽ đó mà ngày nay nhiều địa phương đã tích cực tiến hành việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm của mình. Vậy, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý như thế nào? Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Ai có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; tính chất đặc thù về điều kiện địa lý; và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thể hiện bằng Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Chỉ cần đăng ký bảo hộ một lần thì chỉ dẫn địa lý đó sẽ được bảo hộ mà không cần phải đống phí duy trì thời hạn bảo hộ. Đây là đặc điểm mà các dạng bảo hộ nhãn hiệu; sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; … không có
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. Và chỉ chấm dứt việc bảo hộ khi và chỉ khi: Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng; chất lượng; đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng; chất lượng; đặc tính của sản phẩm đó.
Ai có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý?
Theo quy định tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thì:
- Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
- Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. (không phải ai cũng đăng ký được nha chỉ nhà nước). Ví dụ như các UBND, Sở KH &CN, các hiệp hội quản lý;
Ví dụ: Cà phê Buôn Mê Thuộc do UBND tỉnh Đăk Lăk đăng ký.
Lưu ý: Mặc dù Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức; cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý; tuy nhiên chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý vẫn là nhà nước.
Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Theo quy định tại Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
- Tên gọi; chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài ;mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ; đã bị chấm dứt bảo hộ; hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng; hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ; hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn; hoặc ngày ưu tiên sớm hơn; nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện; thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Ai có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: