Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý là một trong những quyền được bảo hộ trong sở hữu trí tuệ, Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu để chỉ sản phẩm được xuất sứ từ địa phương, vùng miền hay đất nước nào có thể những dấu hiệu đó là hình ảnh hay chữ viết hoặc là cả hai, Vậy pháp luật Việt Nam xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cụ thể theo quy định như thế nào. Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
Chỉ dẫn địa lý là gì?
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định cụ thể:
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Theo quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005,chỉ đẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
“(i) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
(ii) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định”.
Do đó,để có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, thì cần phải tồn tại một địa danh, và tại địa danh này một loại sản phẩm nào đó được sản xuất ra mà danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của sản phẩm được quyết định bởi những điều kiện địa lý của địa danh đó. Vậy để sản phẩm có được những đặc tính khác biệt, bắt buộc sản phẩm đó phải được sản xuất tại địa danh đó. Chúng ta có thể lấy một số ví dụ điển hình đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận, bảo hộ là chỉ dẫn địa lý như: Nước mắm Phú Quốc; Cà phê nhân Buôn Ma Thuột; Bưởi Đoan Hùng; Vải thiều Thanh Hà; Gạo Tám Xoan…
Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Theo căn cứ quy định tại điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định:
3. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
d) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Như vậy, căn cứ dựa trên quy định chúng tôi đưa ra như trên thì các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ gồm 04 hành vi chúng tôi đưa ra như trên. Theo đó có thể thấy để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với loại sản phẩm nào đó hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với chỉ dẫn địa lý và cần phải so sánh sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dựa trên các căn cứ theo quy định mà pháp luật đưa ra.
Chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng?
Khác với các loại tài sản trí tuệ khác. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng theo đó quyền đối với chỉ dẫn địa lý là một quyền sở hữu công nghiệp đặc biệt.
Bên cạnh đó, chỉ dẫn địa lý chỉ đích danh mục một địa chỉ, một vùng miền với những đặc trưng riêng biệt dễ nhận biết và mang tính thu hút có lợi ích đối với địa danh đó, với bản chất để phát triển duy trì đặc tính đặc biệt và giữ cho địa danh của mình điều kiện phát triển và thu lợi tức cùng với đặc điểm tự nhiên như văn hóa, địa hình, khí hậu… của khu vực đó như vậy chỉ dẫn địa lý đối với một địa danh là cố định không thể nào chuyển nhượng từ địa phương này sang địa phương khác.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: