Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên trong hợp đồng, pháp luật đã cho phép và tạo ra nhiều chế định pháp lý khác nhau, trong đó có bảo lãnh hợp đồng hay nói chính xác là bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Vậy bảo lãnh hợp đồng là gì? Hãy cũng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nội Dung Chính
Hợp đồng là gì?
Hợp đồng là một thỏa thuận hợp pháp giữa ít nhất hai bên hoặc nhiều bên, trong đó các bên cam kết thực hiện các nghĩa vụ cụ thể hoặc cung cấp các quyền lợi xác định. Hợp đồng tạo ra một cơ chế để xác định và quản lý các mối quan hệ pháp lý, tài chính hoặc thương mại giữa các bên, và thường được sử dụng để ghi chép và bảo vệ các cam kết mà mọi bên đồng ý thực hiện.
Các yếu tố quan trọng trong một hợp đồng bao gồm: mô tả rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, điều kiện và thời hạn của cam kết, các điều khoản liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp, cũng như các yếu tố pháp lý mà hợp đồng cần tuân theo để trở nên hợp lệ.
Bảo lãnh là gì?
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
>>Xem thêm: Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có bị vô hiệu ?
Các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh
Các chủ thể trong hợp đồng bảo lãnh bao gồm 3 chủ thể: bên được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ), bên bảo lãnh (thường là ngân hàng) và bên nhận bảo lãnh (bên có quyền)
Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Theo quy định tại điều 336 Bộ luật dân sự 2015, xác định là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trên cơ sở cam kết của bên bảo lãnh và sự chấp nhận cam kết của bên nhận cho bên được bảo lãnh. Theo đó, giới hạn nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện đối vối bên nhận có thể là một phần hoặc toàn bộ.
Khi bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận gì khác thì người bảo lãnh phải bảo lãnh cả tiền lãi trên nợ gốc trong phạm vi bảo lãnh đồng thời phải bảo lãnh cả tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt, lãi trên số tiền chậm trả.
Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnhthực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnhtrong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là biện pháp bảo đảm trong quá trình thực hiện hợp đồng do tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh việc thực hiện thay các khoản nợ đúng, đầy đủ theo phần nghĩa vụ của bên được bảo lãnh được ghi nhận trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.
Thủ tục bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Theo quy định tại điều 13 Thông tư 07/2015/TT-NHNN, để yêu cầu ngân hàng bảo lãnh, bên được bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị bảo lãnh;
- Tài liệu về khách hàng;
- Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
- Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
- Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bảo lãnh hợp đồng là gì?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: