Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Các văn bản pháp lý liên quan.
Nội Dung Chính
Hợp đồng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, có thể hiểu bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên từ đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng lao động; hợp đồng cho thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng hợp tác; hợp đồng chuyển nhượng tài sản…
Hợp đồng mua bán ô tô là gì?
Xe ô tô được coi là một loại tài sản theo quy định của pháp luật. Do đó, có thể hiểu hợp đồng mua bán xe ô tô là một loại hợp đồng mua bán tài sản.
Theo quy định tại Điều 430, Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó, bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua sẽ trả tiền cho bên bán. Trong trường hợp này, hợp đồng mua bán ô tô giữa công ty và cá nhân có thể hiểu đơn giản là sự thỏa thuận giữa công ty và cá nhân, theo đó, công ty sẽ chuyển quyền sở hữu ô tô cho cá nhân, cá nhân sẽ trả tiền mua ô tô cho công ty.
Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Chủ thể mua bán xe ô tô giữa công ty và cá nhân quy định như thế nào?
Chủ thể là cá nhân
Để tham gia hợp đồng mua bán xe ô tô, cá nhân cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có thể tự xác lập, thực hiện giao dịch mua bán xe.
- Người chưa đủ 6 tuổi mua bán xe ô tô phải có người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện.
- Người từ 6 tuổi đến 15 tuổi khi mua bán xe ô tô phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Chủ thể là pháp nhân
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, các công ty sẽ được coi là pháp nhân, do đó, năng lực dân sự của pháp nhân có thể hiểu là khả năng của pháp nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân tính từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập.
Trường hợp phải đăng ký hoạt động, năng lực pháp luật dân sự sẽ tính từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký và kết thúc khi chấm dứt pháp nhân. Do đó, nếu công ty vẫn hoạt động thì công ty có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự để thực hiện việc mua bán ô tô với chủ thể khác.
Các điều khoản phổ biến trong hợp đồng mua bán ô tô
Hợp đồng mua bán xe ô tô là sự thỏa thuận của người bán và người mua, do đó, không có khuôn mẫu bắt buộc. Tuy nhiên thông thường, hợp đồng mua bán xe ô tô sẽ bao gồm các điều khoản sau:
- Điều 1: Đối tượng của hợp đồng: Loại xe ô tô cụ thể được mua bán
- Điều 2: Giá cả và thanh toán: Quy định giá bán của xe, phương thức và thời hạn thanh toán xe.
- Điều 3: Thời hạn, địa điểm và phương thức giao xe: Là điều khoản cần quy định cụ thể rõ ràng trong hợp đồng.
- Điều 4: Quyền sở hữu với xe mua bán: Quy định quyền sở hữu xe được chuyển từ người bán sang người mua sau khi đã thanh toán đầy đủ theo hợp đồng.
- Điều 5: Nộp thuế và lệ phí khác: Quy định trách nhiệm của các bên liên quan trong việc nộp thuế và lệ phí chứng thực liên quan đến giao dịch.
- Điều 6: Phương thức giải quyết tranh chấp: Quy định cách giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.
- Điều 7: Cam kết giữa các bên: Thông thường, đây là lời cam kết về tính trung thực của thông tin mà các bên cung cấp trong hợp đồng.
- Điều 8: Một số điều khoản khác như cách thức áp dụng, thời hạn có hiệu lực và chấm dứt của hợp đồng.
Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?
Hợp đồng mua bán ô tô giữa công ty và cá nhân có cần công chứng không?
Theo quy định tại Thông tư số 58/2020/TT-BCA, việc mua bán xe cần phải có giấy bán, cho, hoặc tặng xe được xác nhận bởi cơ quan tổ chức, đơn vị đang công tác với lực lượng vũ trang, người nước ngoài làm việc trong Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của tổ chức đơn vị công tác.
Trường hợp giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng thì UBND cấp xã nơi thường trú của người bán, người cho, người tặng xe sẽ chứng thực chữ ký.
Trường hợp giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân thì người dân có thể lựa chọn công chứng tại tổ chức, doanh nghiệp hành nghề công chứng, hoặc chứng thực chữ ký trên giấy bán xe theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, với hợp đồng mua bán ô tô giữa công ty và cá nhân, cần phải thực hiện công chứng, chứng thực theo quy định. Giấy bán xe phải được công chứng tại văn phòng công chứng, hoặc bộ phận chứng thực của UBND cấp xã, phường, thị trấn với chữ ký của người bán.
Trên đây là một số thông tin về hợp đồng mua bán ô tô giữa công ty và cá nhân. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả để quá trình mua bán xe được diễn ra thuận lợi.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
- Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
- Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
- Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Các điều khoản phổ biến trong hợp đồng mua bán ô tô“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
- Thanh lý hợp đồng: Điều kiện, thủ tục thế nào?
- Nguyên tắc thương thảo hợp đồng