Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng như thế nào? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Các văn bản pháp lý liên quan.
Hợp đồng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, có thể hiểu bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên từ đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng lao động; hợp đồng cho thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng hợp tác; hợp đồng chuyển nhượng tài sản…
Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?
Thương lượng
Khái niệm
– Là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên trực tiếp cùng bàn bạc, tự giàn xếp, tháo gỡ, giải quyết những bất đồng để loại bỏ tranh chấp
Đặc điểm
– Bắt buộc các bên tranh chấp phải tham gia
– Thỏa thuận thống nhất ý chí trong bàn bạc, giải quyết tranh chấp ( không mang tính quyền lực Nhà nước)
Hình thức
– Thương lượng trực tiếp: gặp nhau, bàn bạc, trao đổi, đề xuất ý kiến tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp ( đàm phán, tiếp xúc)
– Thương lượng gián tiếp: gửi cho nhau tài liệu liên quan đến vấn đề cần giải quyết, quan điểm yêu cầu và đưa ra giải pháp nhằm loại bỏ tranh chấp
Hòa giải
Khái niệm
– Là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia dàn xếp của bên thứ ba nhằm đưa ra giải pháp phù hợp cho các bên tranh chấp
Đặc điểm
– Có sự tham gia của bên thứ ba trong dàn xếp giải quyết tranh chấp
– Dàn xếp giải quyết tranh chấp không mang tính quyền lực
– Có thể diễn ra tại mọi thời điểm ( cả trong tố tụng trọng tài và tòa án)
Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Khái niệm
– Là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án trong đó tranh chấp của các bên được trọng tài viên hoặc Ủy ban trọng tài giải quyết và phán quyết có tính bắt buộc thực hiện
Đặc điểm
– Do các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết
– Giải quyết bởi cơ quan tài phán độc lập – Trọng tài viên hoặc Hợp đồng trọng tài
– Tranh chấp được giải quyết bởi phán quyết của trọng tài
– Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật
Hình thức
– Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận
+ Trọng tài vụ việc không thuộc tổ chức trọng tài nào, do các bên tranh chấp thỏa thuận quyết định tất cả mọi vấn đề: trọng tài viên, số lượng trọng tài, thủ tục tố tụng, luật áp dụng, phân xử ( Ủy ban trọng tài thực hiện)
– Trọng tài quy chế: Là hình thức giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài theo quy định của pháp luật và quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài đó.
+ Trung tâm chỉ định trọng tài viên cho Ủy ban Trọng tài
Trọng tài viên
Quy định tiêu chuẩn trọng tài viên trọng tài thương mại như sau:
– Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
+ Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
+ Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
– Những người có đủ tiêu chuẩn quy định trên nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
+ Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
+ Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
– Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định trên này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.
Giải quyết bằng Tòa án
Khái niệm
– Tố tụng tòa án là thủ tục giải quyết tranh chấp của Tòa án – Thực hiện quyền tư pháp mang tính quyền lực nhà nước
– Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án.
Đặc điểm
– Hiệu lực của phán quyết được đảm bảo thi hành
– Nhiều cấp xét xử để xem xét lại hiệu lực của bản án
– Thủ tục công khai, bản án được công bố rộng rãi.
Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
- Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
- Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
- Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
- Thanh lý hợp đồng: Điều kiện, thủ tục thế nào?
- Nguyên tắc thương thảo hợp đồng