Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

by Hồ Hoa

Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Luật Thương mại năm 2005
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Hợp đồng là gì?

Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định chung về khái niệm hợp đồng như sau:
“ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Như vậy, về bản chất hợp đồng được hiểu đơn giản là sự thỏa thuận và trách nhiệm pháp lý ràng buộc giữa các bên thỏa thuận đó.

Xem thêm: Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng

Thế nào là các trường hợp bất khả kháng?

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bất khả kháng tại Khoản 1 Điều 156. Ta có thể đưa ra khái niệm bất khả kháng như sau:

“ Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra ngoài ý chí của con người khiến chúng ta không thể lường trước và khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết, khả năng cho phép”

Từ khái niệm sự kiện bất khả kháng ta có thể xác định một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, đó là những sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng. Ví dụ: sự kiện bão, lũ, động đất, sóng thần…
  • Thứ hai, hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm
  • Thứ ba, hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Như vậy, chỉ khi đáp ứng cả ba điều kiện nêu trên thì một sự kiện mới có thể được xem là bất khả kháng và là căn cứ để miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm.

>> Xem thêm: Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

 Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

  • Các hiện tượng thiên nhiên như mưa, lũ, hỏa hoạn, bão, sóng thần, núi lửa phun trào…. Việc coi những hiện tượng thiên tai là sự kiện bất khả kháng được áp dụng thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật
  • Các hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của Chính phủ
  • Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận những sự kiện như: thiếu nhiên liệu, mất điện, lỗi mạng…là sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm khi vi phạm

Pháp luật hiện nay đưa ra khái niệm sự kiện bất khả kháng bằng cách định nghĩa chính vì vậy nó mang tính khái quát nhưng thiếu tính cụ thể dễ tranh chấp. Trên thực tiễn áp dụng các bên thường xuyên tranh chấp liên quan đến việc xác định trường hợp được xem là bất khả kháng. Chính vì điều này nên khi soạn thảo hợp đồng các bên nên có điều khoản về sự kiện bất khả kháng và nghĩa vụ thông báo của bên vi phạm do sự kiện bất khả kháng.

Trong thực tiễn soạn thảo hợp đồng các chủ thể có thể lựa chọn một trong ba phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng như sau:

  • Phương pháp định nghĩa : Khi sử dụng phương pháp này các bên phải đưa ra một khái niệm về sự kiện bất khả kháng. Ưu điểm của phương pháp này là mang tính khái quát, tránh bỏ sót những trường hợp được xem là bất khả kháng. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của phương pháp này là mang tính trừu tượng, khi áp dụng sẽ phát sinh tranh chấp.
  • Phương pháp liệt kê : Khi sử dụng phương pháp này các bên phải tiến hành liệt kê các trường hợp được xem là sự kiện bất khả kháng. Việc giúp xác định các trường hợp bất khả kháng cụ thể, rõ ràng tuy nhiên lại dẫn đến việc liệt kê thiếu các trường hợp được xác định là bất khả kháng
  • Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này là sự kết hợp của hai phương pháp trên. Như vậy đây là biện pháp khá tối ưu khi xây dựng điều khoản bất khả kháng

>> Xem thêm: Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?

Dịch vụ tư vấn “Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng” của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488