Căn cứ để xác lập đại diện giữa vợ và chồng theo quy định mới nhất

Căn cứ để xác lập đại diện giữa vợ và chồng theo quy định mới nhất

by Lê Vi

Xuất phát từ nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận trong luật dân sự do khuôn khổ pháp luật mà các cá nhân có thể tựu do thỏa thuận giúp đỡ nhau và thỏa mãn lợi ích của nhau. Theo quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được pháp luật công nhận và bảo vệ. Vợ và chồng có quyền đại diện cho nhau và đại diện cho gia đình theo pháp luật và theo ủy quyền. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Căn cứ để xác lập đại diện giữa vợ và chồng theo quy định mới nhất

Căn cứ để xác lập đại diện giữa vợ và chồng theo quy định mới nhất

Căn cứ để xác lập đại diện giữa vợ và chồng theo quy định mới nhất

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Đại diện giữa vợ và chồng là gì?

Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về vấn đề đại diện:

“Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Nghĩa vụ đại diện giữa vợ và chồng là việc vợ, chồng thay mặt người kia khi người kia mất Năng lực hành vi dân sự, hạn chế hoặc một số trường hợp khác thực hiện trên giấy tờ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng được giới hạn người đứng tên trên giấy tờ được phép đại diện.

Như vậy, đại diện giữa vợ và chồng là việc một bên vợ hoặc chồng nhân danh và vì lợi ích của người còn lại xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng là quyền mà pháp luật quy định hoặc có thể theo sự ủy quyền của một bên nào đó. Theo đó, một bên vợ/chồng có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người còn lại, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch không được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện.

Căn cứ để xác lập đại diện giữa vợ và chồng theo quy định mới nhất

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì quan hệ đại diện giữa vợ và chồng có thể được xác lập theo một trong hai trường hợp, đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng được quy định tại Điều 24 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được quy định:

“1.Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập , thực hiện , chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình , Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

2.Vợ , chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập , thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình , Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;

3.Vợ , chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó , trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền , nghĩa vụ có liên quan.”

Trong trường hợp một bên vợ , chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luận dân sự , Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn”.

Như vậy, căn cứ để xác định quan hệ đại diện giữa vợ chồng như sau:

  • Khi một bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, thì người còn lại sẽ đại diện cho người đó tham gia vào các quan hệ, giao dịch dân sự với tư cách là người giám hộ.
  • Khi vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, và người còn lại được Tòa án chỉ định là người đại diện theo pháp luật.

Đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng

Khoản 2 điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

“Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.”

Theo quy định này, việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng chỉ áp dụng khi xác lập, thực hiện, chấm dứt một số giao dịch nhất định theo quy định của pháp luật. Đó là những giao dịch bắt buộc phải có sự đồng ý của vợ chồng nhưng một bên không thể trực tiếp tham gia giao dịch thì có thể uỷ quyền cho người còn lại thực hiện giao dịch đó. Ví dụ như trường hợp đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh hoặc trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng.

Với tư cách là người đại diện theo ủy quyền, một bên vợ hoặc người chồng có quyền thực hiện các giao dịch vì lợi ích của hai vợ chồng hoặc vì lợi ích của người còn lại trong phạm vi được uỷ quyền.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Căn cứ để xác lập đại diện giữa vợ và chồng theo quy định mới nhất. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488