Chiếm hữu, định đoạt, sử dụng tài sản chung của vợ chồng là gì?

by Nguyễn Thị Giang

Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Tài sản được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 là những tài sản vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển là khối sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp về nội dung Chiếm hữu, định đoạt, sử dụng tài sản chung của vợ chồng là gì?

Chiếm hữu, định đoạt, sử dụng tài sản chung của vợ chồng là gì?

Chiếm hữu, định đoạt, sử dụng tài sản chung của vợ chồng là gì?

Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án với các quy định về án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự, án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí hành chính sơ thẩm, phúc thẩm.

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản là gì?

Điều 179, Điều 189, Điều 192 quy định lần lượt về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt như sau:

  • Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
  • Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
  • Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
  • Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
  • Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật còn được gọi là quyền sở hữu.

Về quyền chiếm hữu: Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền chiếm hữu bao gồm việc chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là của chủ sở hữu, là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

Về quyền sử dụng: Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”.

Về quyền định đoạt: Theo quy định Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”.

Theo Điều 206 Bộ luật Dân sự năm 2015 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng quy định: “Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.

Như vậy, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội và không gây thiệt hại; được khai thác cũng như hưởng lợi ích từ khối tài sản khai thác được trong phạm vi pháp luật cho phép và được quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản đó.

Quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng

Về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng hoặc nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”.

Theo đó, vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền quyết định nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thì việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện như sau:

  • Theo thỏa thuận của vợ chồng.
  •  Tài sản được nhập vào tài sản chung nếu theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
  • Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, vợ hoặc chồng có toàn quyền quyết định đối với tài sản riêng của mình, không ai được ép buộc người vợ, người chồng có tài sản riêng phải nhập tài sản riêng của họ vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Về quyền quản lý tài sản riêng của vợ, chồng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản”.

Như vậy, khi xác lập quyền sở hữu với tài sản riêng của mình thì vợ, chồng sẽ tự quản lý tài sản đó. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng thì có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản của mình. Trường hợp một bên vợ, chồng không thể tự quản lý và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng thì người còn lại mới có quyền quản lý tài sản đó.

Về nghĩa vụ riêng của vợ, chồng đối với tài sản riêng của mình

Theo khoản 3 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó”.

Ngoài việc có các quyền sở hữu đối với tài sản riêng của mình thì vợ hoặc chồng còn có các nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đó. Khi vợ, chồng có nghĩa vụ riêng về tài sản của mình thì phải dùng tài sản riêng của mình để thanh toán các nghĩa vụ đó. Trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng không đủ để thanh toán các nghĩa vụ riêng về tài sản thì thanh toán bằng phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng hoặc vợ, chồng có thể thỏa thuận thanh toán bằng tài sản chung.

Về quyền định đoạt của vợ, chồng đối hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình

Theo khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ”.

Theo đó, trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Đây là quy định phù hợp với thực tế cuộc sống và nhằm mục đích đảm bảo tính ổn định của cuộc sống chung, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên khác trong gia đình.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng” thì trong trường hợp này, một bên vợ, chồng là chủ sở hữu tài sản riêng có quyền ủy quyền cho bên kia thay mặt mình xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến tài sản đó.

Như vậy, khi vợ hoặc chồng có tài sản riêng thì được quyền sở hữu riêng tài sản đó và không phụ thuộc vào ý chí của bên còn lại. Điều này cho thấy pháp luật đã ghi nhận quyền tự do của mỗi cá nhân, trong đó có quyền tự do chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của vợ chồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Chiếm hữu, định đoạt, sử dụng tài sản chung của vợ chồng là gì? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488