Chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Các văn bản pháp lý liên quan.
Hợp đồng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, có thể hiểu bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên từ đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng lao động; hợp đồng cho thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng hợp tác; hợp đồng chuyển nhượng tài sản…
Hợp đồng mua bán tài sản là gì?
Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của BLDS, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.
Như vậy, chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản gồm bên mua và bên bán.
Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?
Quyền và nghĩa vụ của bên mua
Nghĩa vụ của bên mua
Điều 440 BLDS quy định:
– Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
– Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
– Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả.
Như vậy, bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán đúng như giá cả đã thỏa thuận đồng thời có nghĩa vụ nhận tài sản khi bên bán giao cho.
Quyền của bên mua
Yêu cầu bên bán giao tài sản trong trường hợp không thỏa thuận thời hạn giao tài sản
Khoản 2 Điều 434 quy định Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản
Bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản, đúng vật, đúng chất lượng, số lượng, chủng loại, đúng thời hạn,.. Nếu bên bán giao tài sản không đúng số lượng, chủng loại,.. bên mua có quyền hủy hợp đồng hoặc nhận tài sản thì có quyền yêu cầu bên bán phải bồi thường thiệt hại.
Quyền nhận tài sản khi bên bán giao tài sản không đúng số lượng
Theo quy định tại Điều 437 BLDS, trường hợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì phải thanh toán đối với phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Quyền yêu cầu bên mua cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng
Điều 443 BLDS quy định Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quyền của bên mua trong trường hợp bên bán giao vật không đồng bộ
Điều 438 BLDS quy định trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
– Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;
– Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nếu bên bán giao vật cho bên mua không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có thể nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu bên mua đã trả tiền mua tài sản nhưng chưa nhận vật do bên bán giao vật không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất nợ quá hạn và yêu cầu bên bán phải bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được chuyển giao đồng bộ.
Nếu bên bán giao vật không đúng chủng loại, bên mua có quyền nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận hoặc yêu cầu bên bán giao vật đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại hoặc bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quyền sở hữu tài sản mua
Bên mua có quyền sở hữu đối với tài sản mua kể từ khi nhận tài sản từ bên bán. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng kí quyền sở hữu, bên mua có quyền sở hữu đối với tài sản sau khi đã đăng kí quyền sở hữu và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ( nhà ở, công trình xây dựng,..)
Trong trường hợp tài sản mua bán chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên bán.
Trường hợp mua bán có bảo hành tài sản bán, trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của tài sản hoặc tài sản không đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải sửa chữa tài sản, đổi tài sản khác hoặc yêu cầu giảm giá bán. Nếu bên bán không chịu thực hiện nghĩa vụ sửa chữa, đổi tài sản, giảm giá thì bên mua có quyền yêu cầu lấy lại tiền mua và trả lại tài sản cho bên kia. Khi bảo hành, mọi chi phí và sửa chữa bên bán phải gánh chịu.
Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Quyền và nghĩa vụ của bên bán
Nghĩa vụ của bên bán
Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng
Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán
Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua không bị người thứ ba tranh chấp.
Trường hợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại.
Trường hợp bên mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ bảo hành
Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.
Giao tài sản trong trường hợp không thỏa thuận thời hạn giao tài sản
Bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua đúng kì hạn, đúng phương thức và địa điểm như các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu bên bán không giao vật đúng kì hạn và đúng đối tượng, bên mua có quyền hủy hợp đồng mua bán.
Bảo đảm chất lượng vật mua bán
Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảm giá và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hóa hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.
Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau đây:
– Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;
– Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;
– Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.
Nếu tài sản là vật đặc định, bên bán phải giao đúng vật đó, không được tự ý thay đổi vật hoặc một bộ phận của vật. Nếu tài sản là vật chính có vật phụ thì phải chuyển giao cả vật chính và vật phụ. Trường hợp tài sản bán có khuyết tật hoặc chất lượng không tốt mà bên bán đã thông báo cho bên mua biết thì tài sản đem bán được coi là chất lượng đã bảo đảm. Đối với tài sản bán trong các cửa hàng đồ cũ hoặc quầy bán tài sản kém phẩm chất thì phải coi đây là trường hợp người bán đã thông báo trước cho bên mua về khuyết tật, chất lượng của tài sản bán.
Khuyết tật của tài sản được biểu hiện ở hai dạng:
– Khuyết tật rõ rệt: là những khuyết tật ở bên ngoài tài sản mà mọi người nhìn thấy được. Vì vậy, bên bán có thể thông báo cho bên mua biết hoặc khi nhận vật bên mua phải chỉ ra khuyết tật của tài sản và đưa ra các yêu cầu thích đáng đối với bên bán. Nếu khi người mua vật không phát hiện ra khuyết tật đó và sau một thời gian mới biết thì bên bán không phải chịu trách nhiệm về khuyết tật đó. Do vậy, khi giao nhận, bên mua phải thận trọng xem xét bên ngoài tài sản. Nếu bên mua không xem xét kĩ lưỡng thì phải gánh chịu thiệt hại, không được viện lí do tài sản bị khuyết tật để không thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng.
– Khuyết tật ẩn giấu: là những khuyết tật nằm bên trong tài sản khó phát hiện. Bên bán và bên mua đều không phát hiện được khi giao kết hợp đồng. Khi sử dụng phải nhờ chuyên gia mới phát hiện được khuyết tật đó.
Trường hợp này hai bên tưởng tượng nhầm về đối tượng hợp đồng mà không ai có lỗi. Số tiền mua trả cho bên bán là giá trị của tài sản chất lượng tốt nhưng thực tế giá trị của tài sản không đúng với chất lượng như đã thỏa thuận. Vì vậy, bên bán phải giảm giá bán phù hợp với chất lượng thực tế của tài sản hoặc đổi tài sản khác cùng loại với tài sản đã bán. Nếu bên bán cố ý che giấu khuyết tật của tài sản làm cho bên mua nhầm lẫn thì hợp đồng có thể bị vô hiệu
Quyền của bên bán
Bên bán là người có tài sản đem bán. Bên bán là chủ sở hữu tài sản hoặc là người được ủy quyền bán. Bên bán còn có thể là người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Bên bán có quyền yêu cầu bên mua phải trả tiền theo như thỏa thuận khi giao kết hợp đồng.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 434 BLDS, Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
Như vậy, bên bán có quyền yêu cầu bên mua phải trả tiền như thỏa thuận khi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản, bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
- Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
- Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
- Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
- Thanh lý hợp đồng: Điều kiện, thủ tục thế nào?
- Nguyên tắc thương thảo hợp đồng