Gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian so với thời gian đã được xác định là thời hạn thực hiện hợp đồng hay là thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng. Qua bài viết dưới đây thì Luật Đại Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc Có được gia hạn hợp đồng bằng phụ lục?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật dân sự 2015
- Luật lao động 2019
Khái niệm chung
Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
Theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2019, phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận không thể tách rời, dùng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng lao động.
Có 02 dạng phụ lục hợp đồng lao động, bao gồm:
- Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động;
- Phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động
Gia hạn hợp đồng là gì?
Gia hạn hợp đồng là việc kéo dài thời hạn của một hợp đồng đã có sẵn giữa các bên, để tiếp tục thực hiện các điều khoản và điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Khi hợp đồng gần đến ngày kết thúc và các bên muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, họ có thể thực hiện việc gia hạn hợp đồng. Thông thường, việc gia hạn hợp đồng sẽ được thực hiện thông qua việc thỏa thuận của các bên bằng văn bản hoặc tài liệu bổ sung cho hợp đồng ban đầu.
Trong quá trình gia hạn, các điều khoản và điều kiện của hợp đồng có thể được thay đổi hoặc bổ sung để phù hợp với tình hình hiện tại của các bên. Việc gia hạn hợp đồng giúp các bên duy trì mối quan hệ kinh doanh và thực hiện các cam kết của họ đối với nhau một cách liên tục và bền vững.
Có được gia hạn hợp đồng bằng phụ lục?
Căn cứ Điều 22 Bộ luật lao động 2019 quy định về Phụ lục hợp đồng lao động như sau:
- Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
- Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì phụ lục hợp đồng lao động không thể sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. Do đó, trong trường hợp muốn thay đổi thời hạn thì công ty và người lao động không được gia hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục mà phải ký kết hợp đồng lao động mới.
Gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng trong trường hợp nào?
Có hai trường hợp được gian hạn thời gian thực hiện hợp đồng, bao gồm: Gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận của các bên; Gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng do có sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh.
Gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận của các bên
Bản chất của hợp đồng là giao dịch dân sự, là sự thỏa thuận của các bên sao cho các thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật hoặc đạo đức, điều cấm của xã hội. Vì vậy, về vấn đề gia hạn hợp đồng các bên cũng có thể thỏa thuận với nhau. Sau khi giao kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc kéo dài thêm thời gian thực hiện hợp đồng vì một lý do nào đó. Tuy nhiên, lý do gia hạn hợp đồng được các bên của hợp đồng thống nhất và đồng ý.
Ví dụ về hợp đồng cung cấp dịch vụ, trường hợp bên cung ứng dịch vụ vì một lý do nào đấy chưa thể thực hiện nghĩa vụ cung cấp đúng thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận, thì bên cung cấp dịch vụ có thể thỏa thuận với bên sử dụng dịch vụ về việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng. Nếu bên sử dụng dịch vụ đồng ý, việc gia hạn thực hiện hợp đồng sẽ được thực hiện. Nếu bên sử dụng dịch vụ không đồng ý, bên cung ứng dịch vụ không thực hiện cung cấp dịch vụ đúng thỏa thuận thì bên cung cấp dịch vụ đã vi phạm hợp đồng và phải bồi thường.
Gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng do có sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh
Theo Khoản 1 Điều 420 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.”
Theo đó, trường hợp được xác định là hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: hoàn cảnh thay đổi cơ bản do nguyên nhân khách quan: thiên tai, dịch bênh… hai bên phải không lường trước được sự thay đổi đó và nếu biết trước thì hợp đồng sẽ không được giao kết hoặc giao kết với một nội dung khác; các bên đã sử dụng mọi biện pháp cần thiết mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu được mức độ ảnh hưởng lợi ích.Như vậy, nếu đáp ứng tất cả các điều kiện trên thì sẽ được xác định là sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh. Vì vậy, pháp luật quy định bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Có được gia hạn hợp đồng bằng phụ lục? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM