Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng người lao động thì có yêu cầu được giữ lại bằng gốc của người lao động thì mới đồng ý tham gia giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Vậy câu hỏi đặt ra là Công ty có được phép giữ bằng gốc của nhân viên không? Việc công ty giữ bằng gốc của nhân viên có đúng pháp luật không? Để giải đáp vấn đề này Luật Đại Nam xin có bài viết hướng dẫn cụ thể như sau:
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
- Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quy định về bằng gốc của nhân viên là như thế nào?
Theo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bằng cấp hay văn bằng, chứng chỉ được hiểu như sau:
- Văn bằng được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.
- Chứng chỉ được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người dự thi lấy chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, bằng gốc ở đây được hiểu là chứng nhận mà đơn vị đào tạo cấp cho người học sau khi người học hoàn thành quá trình đào tạo đó theo tiêu chuẩn của của đơn vị đào tạo. Đây được coi là tài liệu quan trọng xác nhận một người đã trải qua quá trình đào tạo nào đó. Các đơn vị tuyển dụng sẽ căn cứ vào văn bằng, chứng chỉ này để đưa ra đánh giá ban đầu về năng lực chuyên môn, xem xét ứng viên tuyển dụng có đáp ứng được nhu cầu của mình hay không.
Công ty có được giữ bằng gốc của người lao động không?
Bằng đại học là một trong các loại giấy tờ nhân thân thuộc quyền sở hữu của cá nhân và được pháp luật bảo vệ.
Theo Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động quy định:
“Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.”
Theo quy định trên, người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động không được phép đòi hỏi, giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Đồng thời không được yêu cầu người lao động phải đặt một khoản tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng.
Mặt khác, tại khoản 3 Điều 165 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định:
“Điều 165. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.”
Như vậy, từ các quy định trên cho thấy việc công ty giữ bằng gốc của người lao độngđộng là trái với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, hồ sơ tuyển dụng lao động chỉ gồm: đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế,…Do đó, người lao động có quyền từ chối giao bằng Đại học của mình cho công ty.
Người sử dụng lao động giữ bằng gốc của người lao động bị xử phạt như thế nào?
Công ty giữ bằng Đại học của người lao động cũng chỉ xuất phát từ việc giữ chân người lao động, không muốn họ nhảy việc liên tục dẫn đến mất công sức và thời gian đào tạo. Tuy nhiên, dù với lý do gì thì hành vi này cũng là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt.
Theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:
“Điều 8. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
- Biện pháp khắc phục hậu quả
- a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;”
Do đó, khi người sử dụng lao động có hành vi vi phạm khi giao kết hợp đồng lao động sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng tùy từng hành vi vi phạm. Đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng.
Trong trường hợp, công ty yêu cầu NLD cung cấp bằng gốc và giữ là sai và sẽ bị phạt tiền trong mức từ 20 triệu đến 25 triệu đồng.
Làm thế nào để lấy lại được bằng gốc?
Trong trường hợp do chưa hiểu rõ về quy định của pháp luật nên đã đưa bằng gốc cho công ty giữ và bị gây khó dễ khi nghỉ việc thì người lao động có thể đòi lại bằng gốc của mình theo 1 trong các cách sau:
Khiếu nại đến giám đốc công ty
Theo quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động thì người lao động phải khiếu nại đến người sử dụng lao động, thời gian giải quyết là 30-40 ngày nếu quá thời gian này người sử dụng lao động không được giải quyết hoặc không đồng tình với cách giải quyết của người sử dụng lao động thì có thể làm đơn khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở lao động – Thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở.
Tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền
Người lao động có thể làm đơn tố cáo về hành vi trái quy định pháp luật của công ty lên Chánh thanh tra Sở lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Công ty giữ bằng gốc của nhân viên bị xử phạt thế nào? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM