Điều kiện thuế cho văn phòng đại diện công ty nước ngoài

by Nguyễn Thị Giang

Trong năm 2023, thủ tục thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam sẽ tiếp tục được áp dụng theo quy định tại Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện của doanh nghiệp thương mại. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và Thông tư số 11/2016/BCT hướng dẫn Nghị định 07/2016/NĐ-CP. Để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này Luật Đại Nam có bài viết hướng dẫn về Điều kiện thuế cho văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Điều kiện thuế cho văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Điều kiện thuế cho văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020
  • Luật Doanh nghiệp 2020

Mã số thuế văn phòng đại diện là gì?

Mã số thuế của văn phòng đại diện là một dãy ký tự bao gồm số, các chữ cái hoặc ký tự. Nó được cấp bởi cơ quan quản lý thuế dành cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Dựa vào mã số thuế, người ta có thể nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Văn phòng đại diện có mã số thuế không?

Căn cứ vào quy định tại “Điểm c khoản 3 Điều 3 Thông tư 80/2012/TT-BTC”, mã số thuế của văn phòng đại diện được cấp như sau:

“c) Mã số thuế 13 số (N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 N11N12N13) được cấp cho:

Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có phát sinh nghĩa vụ thuế kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế…”

Như vậy, theo quy định hiện hành, các văn phòng đại diện đều phải thực hiện đăng ký mã số thuế với 2 loại thuế là: Thuế môn bài và Thuế thu nhập cá nhân. Việc đăng ký mã số thuế được thực hiện theo quy định tại thông tư 80/2012/TT-BTC.Theo đó, văn phòng đại diện (VPĐD) không được trực tiếp kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của Văn phòng đại diện. Tuy nhiên VPĐD vẫn có thể ký kết hợp đồng theo sự uỷ quyền của Doanh nghiệp đã mở Văn phòng đại diện đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp.

 Điều kiện thuế cho văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Nghĩa vụ nộp thuế là một trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp được quy định theo pháp luật Việt Nam. Trong đó, người nộp thuế phải thực hiện theo quy định pháp luật về trình tự nhất định khi nộp thuế.

Sau khi thành lập công ty 100 vốn nước ngoài, Thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bao gồm: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:

Lệ phí môn bài

Đây là loại phí mà khi doanh nghiệp được thành lập và hoạt động thì công ty phải thực hiện nộp cho cơ quan quản lý chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động. Đồng thời, việc nộp lệ phí môn bài hàng năm chậm nhất vào ngày 30 tháng 1 của năm kế tiếp.

Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì mức đóng lệ phí môn bài đối với các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

  • Công ty 100% vốn nước ngoài có vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên 10 tỷ đồng thì mức đóng là phí môn bài là 3.000.000 đồng/năm.
  • Đối với vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống thì 2.000.000 đồng/năm.
  • Đối với các tổ chức kinh tế khác thì  mức đóng là phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.

Thuế giá trị gia tăng

  • Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khi doanh nghiệp phát sinh hóa đơn đỏ thì phải nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp mà doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã lựa chọn từ khi bắt đầu thành lập, cụ thể:

  • Phương pháp khấu trừ:

Thuế phải nộp = (giá trị hàng, dịch vụ bán ra x thuế suất giá trị gia tăng) – số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã nộp. Trong đó, thuế suất tùy thuộc vào đối tượng mà có thể áp dụng 0%, 5%, 10%.

  • Phương pháp trực tiếp:

Thuế phải nộp = Doanh thu x % tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân

Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có trực tiếp sử dụng lao động và chi trả thu nhập cho người lao động thì có trách nhiệm phải kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động. Do vậy, Thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bao gồm thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đánh vào thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Thuế thu nhập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được tính như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải nộp = (Doanh thu – khoản chi được trừ, thu nhập miễn thuế và các khoản lỗ được chuyển kết từ năm trước) x Thuế suất.

Ngoài ra, tùy thuộc vào hoạt động của mình mà thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phải nộp còn có thể bao gồm: Thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,…

Để đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư khác, khi không hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay doanh nghiệp trong nước đều vi phạm pháp luật về thuế và bị xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Điều kiện thuế cho văn phòng đại diện công ty nước ngoài. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488