Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu?

Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu?

by Lê Vi

Không phải loại hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới đều phải chịu thuế. Vậy đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm những hàng hóa nào? Hàng hóa nào không phải chịu thuế xuất nhập khẩu? Đây chính là những câu hỏi thường được mọi người quan tâm đến nhất. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu?

Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu?

Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu?

Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
  • Nghị định số 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch.

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những loại hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam bao gồm cả trường hợp xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, các đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm các đối tượng sau:

  • Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
  • Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
  • Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu

Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 134/2016 NĐ-CP của Chính phủ, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
  • Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước;
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
  • Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.

Dấu hiệu đặc trưng của đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu

  • Thứ nhất, đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ bao gồm hàng hóa, không bao gồm các đối tượng dịch vụ. Mặc dù thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng có tính chất là một loại thuế gián thu như các loại thuế gián thu khác, đánh vào việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, do đặc trưng của hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu mà luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ có đối tượng chịu thuế là hàng hóa.
  • Thứ hai, hàng hóa thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Dấu hiệu được phép xuất khẩu, nhập khẩu là dấu hiệu pháp lý quan trọng nhất của hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Có nghĩa là hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu nếu có xuất khẩu, nhập khẩu thì không  thuộc diện chịu thuế xuất nhập thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu.

Việc xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu được coi là những hành vi buôn lậu và tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật có liên quan.

  • Thứ ba, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu không có sự phân biệt về mục đích, kinh doanh hay phi kinh doanh, chính ngạch hay tiểu ngạch, miễn là hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam.

Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, người nộp thuế xuất nhập khẩu bao gồm:

  • Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của mình phải theo giấy phép của Bộ, ngành liên quan khi tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Theo đó hàng hóa phải đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn nhất định, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan;
  • Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu: Chủ hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu có thể ủy thác cho một tổ chức khác thực hiện công việc này thông qua thỏa thuận ký hợp đồng ủy thác;
  • Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam: Hàng hóa có sự dịch chuyển qua biên giới Việt Nam sẽ phải chịu thuế xuất khẩu – nhập khẩu. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì người đó vẫn phải nộp thuế xuất khẩu – nhập khẩu. Trừ trường hợp thuộc diện không phải nộp thuế;
  • Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế
  • Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật;
  • Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề: Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488