Đối với một số loại hợp đồng cụ thể thì cần có biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng để đảm bảo lợi ích của các bên trong hợp đồng. Và đối với từng loại hợp đồng thì pháp luật quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng khác nhau. Vậy để tìm hiểu giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định như thế nào trong pháp luật hiện nay mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật đấu thầu
- Các văn bản pháp luật có liên quan
Bảo đảm thực hiện hợp đồng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 thì bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.
Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản…
Theo quy định tại Khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Luật Đấu thầu năm 2013 thì bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 72 Luật Đấu thầu năm 2013 thì bảo đảm thực hiện hợp đồng cũng được áp dụng đối với nhà đầu tư được lựa chọn. Và nhà đầu tư được lựa chọn cũng phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
>> Xem thêm: Quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng?
Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng
Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ khác nhau tùy thuộc vào hợp đồng đó được ký kết với đối tượng nào, cụ thể:
– Hợp đồng đối với nhà thầu: Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Đấu thầu năm 2013 thì căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10 % giá trúng thầu.
Hợp đồng đối với nhà thầu theo quy định tại Điều 62 Luật Đấu thầu năm 2013 gồm có:
+ Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
+ Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
+ Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
+ Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
– Hợp đồng với nhà đầu tư: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Đấu thầu năm 2013 thì căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án.
Hợp đồng với nhà đầu tư theo quy định tại Điều 68 Luật Đấu thầu năm 2013 gồm có:
+ Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).
+ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO)
+ Hợp đồng xây dựng – sở hữu – kinh doanh (BOO)
+ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)
+ Các loại hợp đồng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Có bắt buộc phải thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng không?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật đấu thầu năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan thì đối với hợp đồng dịch vụ thông thường, có nghĩa là không qua hình thức đấu thầu, không theo kế hoạch chọn nhà thầu có kết quả đấu thầu thì không cần thực hiện biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, hai bên cũng có thể tự thỏa thuận các biện pháp để đảm bảo thực hiện hợp đồng, nội dung này phụ thuộc ý chí thỏa thuận giữa hai bên.
Vì vậy, không bắt buộc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng mà chỉ trong một số trường hợp mới bắt buộc thực hiện việc bảo đảm thực hiện hợp đồng trong đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu năm 2013 quy định.
Có thể gia hạn thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 64 Luật Đấu thầu năm 2013 thì thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Do đó trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thì phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Tức là trong trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thì có thể gia hạn thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM: