Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất thạch rau câu

by Hồ Hoa

Thạch rau câu là một món tráng miệng phổ biến cho ngày hè nóng nực. Đây không chỉ là món tráng miệng ngon, hấp dẫn mà còn chứa nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy nhiều cá nhân/ tổ chức đã hoạt động kinh doanh sản phẩm này. Để cơ sở sản xuất đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cần xin Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm ở cơ quan có thẩm quyền. Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề ” Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất thạch rau câu ” một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất thạch rau câu

Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất thạch rau câu

Căn cứ pháp lý:

  • Luật an toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
  • Nghị định số124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
  • Thông tư 43/2018/TT-BCT Quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương
  • Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
  • Các văn bản pháp luật liên quan

Điều kiện cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất thạch

Các điều kiện cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất thạch là:

– Có đăng ký ngành, nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

– Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 105/NĐ-CP thì cơ sở sản xuất thạch công nghiệp phải thành lập doanh nghiệp và có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất thạch; Cơ sở sản xuất thạch thủ công thì phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.

– Đối với cơ sở sản xuất có hoạt động bảo quản thực phẩm thì phải có thêm điều kiện sau:

+ Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;

+ Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;

+ Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

+ Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm thực phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại

– Đối với cơ sở sản xuất có hoạt động vận chuyển thực phẩm thì phải có thêm điều kiện sau:

+ Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;

+ Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;

+ Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất thạch

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; các trang thiết bị, những dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo như quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp bởi Sở Y tế cấp huyện trở lên.

Thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất thạch

  • Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm nếu địa điểm kinh doanh ở Tp.Hồ Chí Minh; hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nếu địa điểm kinh doanh ở các Tỉnh trên toàn quốc.
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định cơ sở.

+ Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong thời gian 05 ngày làm việc.

+ Nếu kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục. Sau khi khắc phục xong, cơ sở gửi báo cáo khắc phục về Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Dịch vụ tư vấn Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất thạch rau câu của Luật Đại Nam

  • Tư vấn toàn diện vấn đề pháp lý xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm sản xuất thạch rau câu;
  • Tiếp nhận thông tin và kiểm tra tính hợp lệ các tài liệu liên quan do khách hàng cung cấp;
  • Khảo sát trực tiếp cơ sở, đưa ra giải pháp, khắc phục tồn tại tối ưu nhất về cơ sở vật chất để đáp ứng điều kiện được cấp giấy phép an toàn thực phẩm;
  • Tư vấn cách bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất theo nguyên tắc một chiều;
  • Hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên;
  • Hướng dẫn học tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe (nếu chưa có);
  • Soạn và nộp hồ sơ xin cấp giấy an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tiếp đoàn thẩm định cùng doanh nghiệp; Theo dõi hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao giấy an toàn thực phẩm. 

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất thạch rau câu “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488