hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

by Thuỳ Trang
Chuyển nhượng nhãn hiệu là thủ tục được thực hiện khi chủ sở hữu không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu của mình. Thủ tục này sẽ được thực hiện thông qua việc nộp đơn yêu cầu đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Để thực hiện thủ tục này, hợp đồng chuyển nhượng là văn bản quan trọng mà các bên cần có.

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ
  • Các văn bản pháp luật liên quan

Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì ?

Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình sang cho cá nhân, tổ chức khác nếu không còn nhu cầu sử dụng. Khi đó, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần nhanh chóng đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam)

Xem thêm: Đăng ký bản quyền nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là gì ?

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu bắt buộc phải được thực hiện dưới hình thức văn bản. Cụ thể là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu. Quyền sở hữu nhãn hiệu của bên chuyển nhượng (chủ sở hữu trước đây) sẽ ngay lập tức được chuyển giao sang cho bên nhận chuyển nhượng khi hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký thành công tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Hợp đồng chuyển nhượng là cơ sở để các bên xác định đúng quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó, đảm bảo thực hiện chính xác quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nghĩa vụ của mỗi bên được thực hiện đúng đồng thời sẽ giúp các bên đảm bảo được quyền lợi của mình. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ sở pháp lý hợp pháp để sử dụng trong các tranh chấp phát sinh liên quan tơi chuyển nhượng nhãn hiệu.

Bên cạnh những điều khoản không trái với quy định của pháp luật mà mỗi bên thỏa thuận, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cần ghi nhận và nêu rõ những thông tin cơ bản về bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng; căn cứ pháp lý của hợp đồng; phạm vi chuyển nhượng nhãn hiệu; chi phí mà bên nhận chuyển nhượng cần phải trả cho bên chuyển nhượng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của mỗi bên; hiệu lực của hợp đồng chuyện nhượng; thẩm quyền ký kết. Nhãn hiệu chỉ được coi là chuyển nhượng thành công khi bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng hoàn thành thủ tục đăng ký hợp đồng này với Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

>> Xem thêm: Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa

Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

Chuyển nhượng nhãn hiệu (nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận)

Nhãn hiệu khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ cần thực hiện thủ tục Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Hồ sơ gồm có:

– Tờ khai Đăng ký hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp (Mẫu số 01-HĐCN)

–  Giấy ủy quyền (Khi chủ sở hữu yêu cầu tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp thay mình thực hiện thủ tục chuyển nhượng)

– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp (thông tin của chủ sở hữu mới sẽ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu này)

Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu đang trong giai đoạn thẩm định vẫn có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng. Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc bên nhận chuyển giao đơn thực hiện thủ tục yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Để thực hiện thủ tục này, bên nộp hồ sơ cần chuẩn bị và cung cấp những tài liệu gồm có:

– Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp (Mẫu số 02-CGĐ)

– Thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp (Tờ khai đơn đăng ký nhãn hiệu có dấu xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ hoặc các giấy tờ liên quan có ghi nhận số đơn đăng ký)

– Giấy ủy quyền (Nếu chủ đơn đăng ký muốn ủy quyền cho tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp thực hiện thủ tục này)

– Hợp đồng chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất

Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?

Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488