Hiện nay có rất nhiều trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoá từ chủ sở hữu sang cho một cá nhân, tổ chức khác. Khi chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoá, hợp đồng chuyển nhượng là văn bản bắt buộc phải có. Vì vậy trong bài viết sau đây, Luật Đại Nam chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn đọc bài viết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoá quy định thế nào?
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là sự thỏa thuận chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu chấm dứt, và phát sinh quyền sở hữu nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng. Các điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu sẽ chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện như chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
- Việc chuyển nhượng sẽ không gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoá
Để có thể chuyển nhượng nhãn hiệu, hai bên nhận và chuyển cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu và quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc, tên thương mại hoặc các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
– Ngoài ra, một điều rất quan trọng đó là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Như vậy, việc chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được thực hiện qua hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa
Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục phải chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu (theo mẫu);
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có)
Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
- Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu
Hồ sơ cần chuẩn bị để chuyển nhượng nhãn hiệu gồm:
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
- 02 bản hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Bản gốc GCN đăng ký nhãn hiệu/ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Bước 3. Nhận kết quả sau khi làm thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
Khi đơn đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu hợp lệ và sau thời gian Cục Sở hữu trí tuệ làm việc, giải quyết đơn, kết quả nhận được là Cục SHTT sẽ cấp Quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Phí chuyển nhượng nhãn hiệu, thương hiệu
Các nghĩa vụ tài chính cần thực hiện khi đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000đ.
- Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000đ.
- Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (01 văn bằng bảo hộ): 230.000đ.
- Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ.
- Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả trong lĩnh vực truyền hình
- Bảo hộ nhãn hiệu và phân quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh