Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một loại hợp đồng phổ biến, thường gặp trong hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân là gì? Đặc điểm của loại hợp đồng này thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tình hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật đầu tư 2020
- Các văn bản pháp luật liên quan
Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai cá nhân là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay hợp đồng BCC được quy định rõ ràng trong Luật đầu tư 2020. Đây cũng là một loại hợp đồng hợp tác, được quy định tại bộ luật dân sự 2015.
Theo quy định của bộ luật dân sự, hợp đồng hợp tác được hiểu là sự thỏa thuận giữa các cá nhân/pháp nhân về việc hợp tác, góp tài sản/nhân lực… để sản xuất, kinh doanh. Trong việc hợp tác này, các bên sẽ cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Hợp đồng hợp tác sẽ phải lập thành văn bản.
Cũng theo quy định tại Luật đầu tư 2020, hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định là “hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế”.
Như vậy, có thể hiểu, hợp đồng hợp tác là gì? Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư được pháp luật quy định, trên cơ sở các bên cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùng chịu rủi ro, cùng hưởng kết quả thu được. Tuy nhiên, việc hợp tác kinh doanh sẽ không thành lập một pháp nhân nào.
Chủ thể của Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai cá nhân
Sau khi đã tìm hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì, chủ thể của hợp đồng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo quy định hiện hành, chủ thể của hợp đồng BCC có thể là các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể có 2 hoặc nhiều bên chủ thể, phụ thuộc vào số lượng đại diện muốn tham gia hợp tác kinh doanh. Các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng BCC sẽ là các bên trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ được ghi trong hợp đồng.
Theo quy định tại luật đầu tư 2020, nhà đầu tư, không phân biệt quốc tịch, có thể trở thành chủ thể của hợp đồng BCC bao gồm:
– Tổ chức/ cá nhân thực hiện đầu tư, kinh doanh. Gồm các nhà đầu tư trong/ngoài nước và các tổ chức có vốn đầu tư từ nước ngoài.
– Cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức nước ngoài được thành lập theo luật nước sở tại và đang thực hiện đầu tư tại Việt Nam.
– Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức không có vốn nước ngoài.
Từ những quy định trên và sau khi tìm hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì, có thể thấy, chủ thể của hợp đồng BCC có thể là mọi tổ chức/ cá nhân trong và ngoài nước.
Đặc điểm của Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai cá nhân
Bên cạnh hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì, các đơn vị cũng cần lưu ý tới đặc điểm của loại hợp đồng này, để phân biệt với các loại hợp đồng dân sự khác.
Hợp đồng BCC cũng là một loại hợp đồng dân sự. Vì thế, hợp đồng này cũng có đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng dân sự. Cụ thể, các đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm:
– Đối tượng của hợp đồng hợp tác kinh doanh là các thỏa thuận, cam kết dành cho cả 2 bên.
– Hợp đồng phải được lập thành văn bản. Đây là căn cứ pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Hợp đồng phải được lập thành văn bản thì mới có hiệu lực.
– Sau khi hợp đồng có hiệu lực, các bên phải tuân thủ, thực hiện đúng các quy định được thỏa thuận trong hợp đồng BCC.
– Trong quá trình hợp tác, các bên phải góp vốn, góp tài sản để thực hiện thỏa thuận ban đầu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên sẽ được hưởng lợi nhuận theo thỏa thuận ban đầu. Nếu phát sinh lỗ, số tiền lỗ sẽ do các bên gánh chịu, dựa theo phạm vi đóng góp tài sản.
– Hợp đồng BCC là một loại hợp đồng song vụ.
– Các chủ thể trong hợp đồng BCC sẽ tồn tại độc lập, không cần thành lập pháp nhân chung trong quá trình hợp tác. Điều này đồng nghĩa với việc, các bên sẽ hoạt động độc lập theo vốn đầu tư ban đầu của mình, tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình.
Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được chia thành nhiều loại, dựa theo cách thức phân chia lợi nhuận và quy định về kế toán. Cụ thể:
– Theo hình thức phân chia lợi nhuận:
+ Hợp đồng thỏa thuận chia doanh thu, sản phẩm trước thuế
+ Hợp đồng thỏa thuận chia lợi nhuận sau thuế.
– Theo quy định về luật kế toán:
+ Hợp đồng hợp tác theo hình thức tài sản đồng kiểm soát. Tài sản do các bên tham gia hợp tác kinh doanh đồng kiểm, thực hiện các mục đích mang lại lợi nhuận, giá trị của hợp đồng. Tài sản đồng kiểm sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính (ghi phần tài sản được hưởng).
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát. Với loại hợp đồng này, các bên cũng sẽ không thành lập cơ sở kinh doanh mới. Theo thỏa thuận của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ do các chủ thể thỏa thuận.
Ngoài ra, theo chủ thể, hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được chia thành hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa cá nhân và pháp nhân…
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai cá nhân
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam
hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh
Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?