Hợp đồng kinh doanh quốc tế

by Ngọc Ánh

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch  .v.v . .  giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hợp đồng kinh doanh quốc tế rất đa dạng, kéo theo nhiều loại hợp đồng kinh doanh quốc tế đa dạng khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến hợp đồng kinh doanh quốc tế đến quý bạn đọc cùng tham khảo.

Hợp đồng kinh doanh quốc tế

Hợp đồng kinh doanh quốc tế

Khái niệm hợp đồng kinh doanh quốc tế

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người nhằm mục đích tạo lập, chuyển dịch, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ.

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch… giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt các quan hệ trao đổi hàng hóa.

Hợp đồng đơn thuần là sản phẩm cuối cùng của đàm phán thương lượng giữa các bên tham gia. Hợp đồng phản ánh vị thế thương lượng của các bên trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.

Hợp đồng kinh doanh quốc tế là một cam kết (thỏa thuận) bằng văn bản giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định quyền lợi và trách nhiệm bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

Xem thêm: Hết hạn thử việc không ký hợp đồng

Đặc điểm hợp đồng kinh doanh quốc tế

So với những hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng xuất nhập khẩu có ba đặc điểm:

  • Thứ nhất, (đặc điểm quan trọng nhất) chủ thể của hợp đồng, người mua, người bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt: dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thỗ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế.
  • Thứ hai: Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên.
  • Thứ ba: Hàng hóa – đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Thứ tư: Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng. Những văn bản này phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng và tự nguyện giữa các bên.
  • Thứ năm: Chủ thể hợp đong là những đổi tác cam kết thực hiện những nghĩa vụ, tr&ch nhiệm và quyền lợi theo những điều kiện của hợp đồng. Hợp đồng có thể ký giữa: Pháp nhân với pháp nhân;- Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Quy định về hợp đồng thử việc

Phân loại hợp đồng kinh doanh quốc tế

Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, hợp đồng kinh doanh quốc tế gồm:

  • Hợp đồng trong lĩnh vực đầu t­ nh­ hợp đồng liên doanh, hợ tác liên doanh, xây d­ng-kinh doanh-chuyển giao (BOT), xây dựng- chuyển giao-kinh doanh(BTO)..
  • Hợp đồng trong lĩnh vực th­ơng mại quốc tế nh­ hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu, gia công quốc tế…
  • Hợp đồng trên lình vực dịch vụ nh­ hợp đồng vận tải Quốc Tế, bảo hiểm quốc tế, vay vốn cho thuê văn phòng đại diện…

Căn cứ vào chủ thể hợp đồng, hợp đồng kinh doanh quốc tế gồm:

  • Hợp đồng đ­ược ký kết các chủ thể hợp đồng độc lập, riêng lẻ hoặc các chủ thể kết hợp.
  • Hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể là đại diện đư­ơng nhiệm hoặc các đại diện có ủy quyền, các chủ thể đư­ợc ủy thác hoặc các đại diện của cơ quan nhà nư­ớc.

Ngoài ra, việc phân loại hợp đồng kinh doanh quốc tế còn có thể căn cứ vào thời gian. Các hợp đồng này có thể là các hợp đồng ngắn hạn có thời gian một vài ngày, tháng, quý, một năm. Các hợp đồng dài hạn thường có thời gian trên một năm.

Nguyên tác ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế

Nguyên tác bình đẳng, tự nguyện: Nguyên tắc này chỉ ra các bên tham gia ký kết hợp đồng phảI trên có sở nhận thức đợc những lợi ích thu được từ hoạt động kinh doanh quốc tế. Việc ký kết hợp đồng không bị ép buộc bởi ý chí của các bên. Nếu các bên từ chối việc ký hợp đồng thì việc ký kết không diễn ra.

Nguyên tác song phuơng: Nguyên tác này chỉ ra rằng các bên phảI dựa trên cơ sở thỏa thuận đàm phán và nhất trí để ký kết hợp đồng. Hai bên phải tìm ra miền lợi nhuận có thể chấp nhận được của mình, nghĩa là đôi bên cùng có lợi.

Tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc tế. Hợp đồng kinh doanh quốc tế là một văn bản có tính pháp lý quy định quyền hạn và trách nhiệm của các bên. Việc đIều chỉnh các quan hệ này phải dựa trên các nguồn lực tương ứng.

Nội dung hợp đồng

Các điều khoản khác nhau trong hợp đồng trình bày các vấn đề khác nhau liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế mà các bên đàm phán.

  • Vấn đề thứ nhất: giải thích các từ ngữ, khái niệm, định nghĩa đ­ược sử dụng trong hợp đồng. Lý do của việc giải thích khái niệm là do các bên có thể có những cách hiểu khác nhau về cùng một khái niệm.
  • Vấn đề thứ hai: Nội dung kinh doanh nh­ư lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư­, chuyển giao công nghệ hay các lĩnh vực khác.
  • Vấn đề thứ ba: Các ph­ương thức thực hiên hợp đồng nh­ư phư­ơng thức vận chuyển xây dựng bảo quản, lắp đặt bảo d­ưỡng…
  • Vấn đề thứ t­ư: Các điều kiện bất khả kháng như­: bão lụt, hạn hán, chiến tranh, khủng hoảng chính trị – văn hóa – xã hội. Các yếu tố này là yếu tố quan trọng để các bên miễn giảm trách nhiệm nh­ư đã cam kết:
  • Vấn đề thứ năm: Liên quan đến khiếu nại hợp đồng và trọng tài xử lý tranh chấp. Đây là đIều khoản đảm bảo cho tính pháp lý và tính quy phạm của hợp đồng cao hơn.
  • Vấn đè thứ sáu: Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. Điều khoản này quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc của hợp đồng về mặt pháp lý.
  • Vấn đè thứ bảy: Là các vấn đề bổ xung. Đây là các vấn đề cần dự kiến phát sinh của hợp đồng trong quá trình thực hiện.

Ph­ương thức ký kết

Ký kết trực tiếp: Việc ký kết trực tiếp diễn ra trong tr­ờng hợp đại diện của các bên trự­c tiếp gặp để thảo luận, thảo thuận và thống nhất các vấn đề của quan hệ kinh doanh giữa các bên, xác định cụ thể quyền hạn và tránh nhiệm cùng ký vào một văn bản.

Ký kết gián tiếp: Đây là cách thức ký kết trong đó các bên tham gia ký kết thông qua trung gian, điện thoại, Fax, môi giới, ủy thác. Việc ký kết gián tiếp thường có hai bư­ớc:

– Bư­ớc 1: Bên dề nghị ký hợp đồng thông báo mời bạn hàng ký kết. Trong đề nghị phải đưa ra những yêu cầu về nội dung giao dịch nh­ư: tên hàng, số lư­ợng, quy cách,  giá cả, phư­ơng thức thanh toán, địa điểm giao dịch. Lời đề nghị phải rõ ràng ngắn ngọn và có tính xác định.

-Bư­ớc 2: Bên nhận đư­ợc hợp đồng có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản cho bên đề nghị hợp đồng về các vấn đề nêu ra, trong đó phải ghi rõ những nội dung chấp nhận, không chấp nhận và những điiều khoản bổ sung. Đề nghị phải trả lời rõ là có đồng ý với những lời hay không?

Các ph­ương thức ký kết hợp đồng này có thể áp dụng riêng rẽ kết hợp với nhau hoặc xen kẽ trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.

Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hợp đồng kinh doanh quốc tế. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488