Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào ?

by Hồ Hoa

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào ?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào ?

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Công ước Viên của Liên Hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên 1980)
  • Luật Thương mại 2005
  • Luật Quản lý ngoại thương 2017
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Hợp đồng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, có thể hiểu bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên từ đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng lao động; hợp đồng cho thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng hợp tác; hợp đồng chuyển nhượng  tài sản…

Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Dựa theo quy định của Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự có thể thấy:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản, là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau và đặt ra nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu và thanh toán cho bên bán và bên mua trong hợp đồng.

Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?

Điều khoản về hàng hóa

Cũng giống như hợp đồng mua bán khác, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải ghi đủ những nội dung về tên hàng hóa, đặc điểm hàng hóa, số lượng và chất lượng hàng hóa. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến:

  • Số lượng hàng hóa: cần thống nhất về đơn vị tính số lượng của hàng hóa. Đơn vị tính có thể là cái/chiếc, đơn vị đo chiều dài (mét, inch…), đơn vị đo khối lượng (ki-lô-gam, pound…).
  • Chất lượng hàng hóa: có thể quy định phẩm chất, chất lượng trong hợp đồng dựa theo tiêu chuẩn, biểu mẫu hay mô tả. Doanh nghiệp cần chú ý quy định về việc kiểm tra phẩm chất ở bên đến và bên đi.

Điều khoản về giá cả

Doanh nghiệp cần chú ý quy định đồng tiền tính giá và phương pháp định giá.

Đối với đồng tiền tính giá: có thể tính bằng đồng tiền của nước người bán, nước người mua hoặc của nước thứ ba do các bên hoàn toàn thỏa thuận. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong thực tế thường sử dụng những đồng tiền mạnh, đặc biệt là những đồng tiền trong giỏ tiền tệ quốc tế (đồng USD, đồng Euro, đồng yên Nhật, đồng bảng Anh và đồng Nhân dân tệ).

Đối với phương pháp tính giá: hai bên cần chú ý thỏa thuận và xác định giá của hàng hóa là:

  • Giá cố định: giá cả được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có sự thỏa thuận khác.
  • Giá linh hoạt: là giá đã được quy định trong hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại sau này. Ví dụ, nếu vào lúc giao hàng, hàng hóa có sự biến động đến một mức nhất định.
  • Giá quy định sau: không được xác định ngay khi ký hợp đồng mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Giá di động hay giá trượt: là giá cả được tính toán khi thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá quy định ban đầu có tính đến những biến động về chi phí sản xuất trong kỳ thực hiện hợp đồng.

Điều khoản thanh toán

Trong điều khoản thanh toán, doanh nghiệp cần lưu ý quy định những nội dung sau:

  • Đồng tiền thanh toán: có thể giống hay khác với đồng tiền tính giá. Với trường hợp hai đồng tiền khác nhau, cần xác định rõ tỷ giá quy đổi.
  • Thời hạn thanh toán: có thể lựa chọn thanh toán trước giao hàng, ngay khi giao hàng và sau khi giao hàng; có thể trả một lần hoặc trả nhiều lần. Doanh nghiệp cần quy định thời hạn thanh toán cụ thể.
  • Phương thức thanh toán: có thể lựa chọn thanh toán bằng phương thức thanh toán tiền mặt, phương thức thanh toán không kèm chứng từ hoặc phương thức kèm chứng từ. Các bên tự thỏa thuận và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.
  • Chứng từ thanh toán: cần nêu rõ những chứng từ cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa (vận đơn, hối phiếu, hóa đơn bán hàng, giấy chứng nhận xuất xứ,…) và quy định chứng từ là bản gốc hay bản sao, số lượng mỗi bản.

Điều khoản về giao hàng

Các bên cần xác định rõ thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng điều kiện giao hàng và thông báo giao hàng. Điều khoản này cũng quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của người mua và người bán trong hợp đồng.
Đối với thời hạn giao hàng: hai bên có thể quy định một thời điểm cụ thể hoặc một giới hạn thời gian (ví dụ: bên bán giao hàng cho bên mua trong vòng 15 ngày kể từ ngày hai bên giao kết hợp đồng).

Đối với địa điểm giao hàng:

Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn giao hàng tại cảng đến, cảng đi hay giao hàng tại kho,…

Đối với điều kiện giao hàng:

Hai bên có thể tự thỏa thuận và đưa ra thỏa thuận về điều kiện giao hàng dựa trên phương thức vận tải được sử dụng, thời điểm chuyển rủi ro. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn những điều kiện giao hàng có sẵn trong Incoterms như FOB, CIF,… Khi sử dụng các điều kiện giao hàng có sẵn này, cần lưu ý chỉ rõ tên điều kiện giao hàng, bản Incoterms (2000, 2010,…) và sử dụng toàn bộ điều khoản giao hàng được quy định hay có sửa đổi.

Đối với thông báo giao hàng: 

Trước khi giao hàng, thường có những thông báo của người bán về việc hàng đã sẵn sàng để giao hoặc về ngày để hàng ra cảng để giao hàng để giúp hai bên thuận tiện trong việc giao nhận hàng. Do đó, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hai bên nên quy định: cách thức thông báo, thời hạn thông báo, nội dung thông báo,…

Ngoài ra, hai bên có thể thêm các quy định đặc biệt “cho phép giao hàng từng đợt” (partial shipment allowed) hoặc “giao hàng một lần” (total shipment/partial shipment not allowed); “cho phép chuyển tải” (transhipment allowed) nếu trên đường đi cần thay đổi phương tiện vận tải.

Điều khoản về bảo hành

Các bên cần thỏa thuận và quy định rõ về thời hạn bảo hành, các trường hợp được/không được bảo hành và trách nhiệm của bên bán trong việc thực hiện bảo hành.

Điều khoản về ngôn ngữ sử dụng ưu tiên

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được soạn thảo thành nhiều bản theo các ngôn ngữ khác nhau (tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh,…). Do cách giải thích thuật ngữ trong các ngôn ngữ khác nhau nên cần quy định bản hợp đồng nào sẽ có giá trị cao hơn. Doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn ngôn ngữ ưu tiên là ngôn ngữ bên mình có thể hiểu và sử dụng thành thạo.

Điều khoản giải quyết tranh chấp

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên cần chú ý quy định rõ phương thức giải quyết tranh chấp để đề phòng trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Thông thường, các doanh nghiệp giao kết hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế thường lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Trong trường hợp này, hai bên cần quy định rõ: tổ chức trọng tài được lựa chọn, địa điểm giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ sử dụng, phân định chi phí và các cam kết khác của các bên (nếu có).

Thông thường, khi đã quyết định giải quyết tranh chấp bằng một tổ chức trong tài nào đó, điều khoản trọng tài thường được soạn thảo bằng cách sử dụng trực tiếp điều khoản trọng tài mẫu của trung tâm trọng tài đó. Ví dụ, điều khoản trọng tài mẫu của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) như sau:

 Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này.

Điều khoản về luật áp dụng

Đây là điều khoản quan trọng giúp các bên có cơ sở xác định quyền, nghĩa vụ chưa được quy định trong hợp đồng… và là căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp. Các bên có thể quy định luật áp dụng là luật của nước người mua, luật của nước người bán hoặc luật của nước trung gian thứ ba.

Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nghĩa vụ của người bán

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính quốc tế, người bán có những nghĩa vụ cơ bản sau:

+ Nghĩa vụ giao hàng phải phù hợp với quy định của hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.

+ Người bán phải giao đúng địa điểm và thời hạn.

+ Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu và quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa.

+ Nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa

+ Ngoài những nghĩa vụ cơ bản trên, trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quy định người mua hoặc đại diện của người mua kiểm tra chất lượng của hàng hóa trước khi giao hàng thì người bán có nghĩa vụ phải bảo đảm cho người mua hoặc đại diện của người mua tham gia kiểm tra hàng hóa.

Nghĩa vụ của người mua

Bên mua có nghĩa vụ cơ bản sau:

+ Người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán theo thời hạn được hợp đồng quy định, tức là phải áp dụng các biện pháp và tuân thủ được hợp đồng hay luật pháp quy định để thực hiện thanh toán

+ Người mua có nghĩa vụ phải nhận hàng đúng thời hạn được quy định trong hợp đồng, tức là phải thực hiện mọi hành vi để người bán có thể thực hiện giao hàng theo quy định của hợp đồng.

+ Ngoài hai nghĩa cơ bản nói trên, người mua còn có một số nghĩa vụ khác như kiểm tra chất lượng hàng hóa trước thời điểm giao hàng nếu trong hợp đồng có sự thỏa thuận của các bên.

Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488