Hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Các văn bản pháp lý liên quan.
Hợp đồng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, có thể hiểu bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên từ đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng lao động; hợp đồng cho thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng hợp tác; hợp đồng chuyển nhượng tài sản…
Khái niệm
– Điều 472 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
– Điều 494 BLDS quy định: Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?
Điểm giống nhau
– Xét về bản chất, hai loại hợp đồng này đều là hợp đồng dân sự.
+ Đều được hình thành dựa trên cơ sở sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ thỏa thuận.
+ Chủ thể tham gia hợp đồng ít nhất phải có 2 chủ thể đứng về 2 phía hợp đồng. Khi giao kết đòi hỏi các bên phải có tư cách chủ thể
+ Có mục đích chuyển giao quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác trong một thời gian nhất định phù hợp với ý chí của bên cho thuê hoặc cho mượn tài sản nhưng không chuyển giao quyền sở hữu
– Đều là hợp đồng có đối tượng là tài sản
Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?
Điểm khác nhau
Tiêu chí |
Hợp đồng thuê tài sản |
Hợp đồng mượn tài sản |
Đối tượng |
Là những vật đặc định và vật không tiêu hao | Tất cả những vật không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản |
Tính chất của hợp đồng |
– Là hợp đồng song vụ.Cả bên thuê và bên cho thuê đều có quyền nghĩa vụ đối với nhau. Khi xác lập hợp đồng, hợp đồng được viết thành 2 hay nhiều bản và mỗi bên giữ một bản – Hợp đồng ưng thuận:Phát sinh hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng |
– Là hợp đồng đơn vụ.Bên cho mượn có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản khi hết hạn hợp đồng hoặc mục đích mượn đã đạt được. Bên mượn có nghĩa vụ trả tài sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn. – Là hợp đồng thực tế:Phát sinh hiệu lực khi bên cho mượn đã chuyển giao tài sản cho bên mượn. |
Tính chất đền bù |
Là hợp đồng có đền bù. Khoản tiền mà bên thuê trả cho bên cho thuê là khoản đền bù | Là hợp đồng không có đền bù, trong hợp đồng không có điều khoản giá cả bởi mục đích của bên cho mượn đặt ra không phải nhằm thu lợi nhuận. |
Hình thức của hợp đồng |
Các bên thỏa thuận về hình thức miệng, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể.
Trường hợp pháp luật quy định thì hợp đồng thuê tài sản phải lập thành văn bản (viết tay hoặc đánh máy có chữ kí 2 bên). Văn bản có thể là hóa đơn cho thuê nếu thuê tại cửa hàng có đăng kí kinh doanh Trường hợp pháp luật đòi hỏi hợp đồng thuê phải lập dưới hình thức văn bản có công chứng, chứng thực thì các bên phải tuân thủ |
Pháp luật không quy định bắt buộc hình thức của hợp đồng mượn tài sản. Các bên có thể thỏa thuận hình thức bằng miệng hoặc bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận rõ về đối tượng hợp đồng và những yêu cầu đối với tài sản mượn |
Thời hạn của hợp đồng |
Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.
Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý. |
Thời hạn mượn do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về thời hạn thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay khi mục đích mượn đã đạt được và bên cho mượn cũng có quyền đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đã đạt được mục đích. |
Quyền đối với tài sản |
Có quyền sử dụng tài sản và cho thuê lại nếu bên cho thuê đồng ý | Có quyền sử dụng tài sản |
Đòi lại tài sản |
Hết hạn hợp đồng, bên cho thuê được đòi lại tài sản | Bên cho mượn được đòi lại tài sản khi hết hạn hợp đồng hoặc mục đích mượn đã đạt được. Trường hợp bên cho mượn có nhu cầu đột xuất cấp bách cần sử dụng tài sản thì được đòi lại tài sản mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải thông báo trước một thời gian hợp lý.
Hợp đồng chấm dứt khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn mà không có sự đồng ý của bên cho mượn. |
Trả lại tài sản |
Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
– Trường hợp tài sản thuê là động sảnThì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. – Trường hợp tài sản thuê là gia súcThì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê. – Khi bên thuê chậm trả tài sản thuêThì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận. – Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả. |
Khoản 3 Điều 496 BLDS quy định bên mượn tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được; Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn và phải chịu rủi ro đối với tài sản |
Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
- Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
- Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
- Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
- Thanh lý hợp đồng: Điều kiện, thủ tục thế nào?
- Nguyên tắc thương thảo hợp đồng