Hướng dẫn phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

by Hồ Hoa

Hướng dẫn phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Hướng dẫn phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

Hướng dẫn phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Luật thương mại năm 2005
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Thế nào là hợp đồng dân sự ?

Điều 385, Bộ luật dân sự năm 2015 có đưa ra quy định liên quan về hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Theo đó, hợp đồng dân sự có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

Căn cứ theo định nghĩa vừa nêu, hợp đồng dân sự cần đảm bảo đồng thời 2 đặc tính cơ bản. Bao gồm: 

  • Thể hiện được sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng;
  • Nội dung thỏa thuận là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đó.

Thế nào là hợp đồng thương mại?

Cũng cần thể hiện được những đặc tính cơ bản tương tự như hợp đồng dân sự, song hợp đồng thương mại lại là loại hợp đồng phát sinh trong hoạt động thương mại. 

Cụ thể là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi được thực hiện bởi thương nhân và được điều chỉnh bởi Luật thương mại năm 2005, đơn cử:

  • Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
  • Đầu tư, xúc tiến thương mại 
  • Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Điểm giống nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

  • Về bản chất đều là giao dịch dân sự, được thiết lập dựa trên sự bình đẳng, tự nguyện giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng.
  • Mục đích đều hướng đến các lợi ích chung, hợp pháp của các bên.
  • Trong hợp đồng đều đưa ra các điều khoản tuân thủ theo quy định của pháp luật: đối tượng, chủ thể của hợp đồng, quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia, phương thức thanh toán, phương án giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp…
  • Hình thức hợp đồng có nhiều loại: giao kết bằng văn bản, bằng phương thức điện tử hoặc bằng miệng,…

Cuối cùng, kể từ sau thời điểm hoàn thiện việc ký kết, hợp đồng sẽ chính thức có hiệu lực pháp lý. Các bên tham gia đều phải thực hiện đúng theo cam kết, thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng.  

Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?

Điểm khác nhau để phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

Chủ thể giao kết hợp đồng

Hợp đồng dân sự:

Hợp đồng dân sự được xác lập giữa các chủ thể bất kỳ nên đối tượng có thể là các cá nhân, tổ chức có hoặc không có tư cách pháp nhân.

Hợp đồng thương mại:

Chủ thể phải là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh và người đại diện hợp pháp. Đặc biệt, bắt buộc phải có ít nhất 1 bên là thương nhân thì mới đảm bảo được giá trị pháp lý.

Điều 6, Luật Thương mại năm 2005 có quy định:

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.”

Mục đích của hợp đồng

Hợp đồng dân sự:

Hợp đồng dân sự là thỏa thuận các giao dịch dân sự, hướng tới mục đích tiêu dùng, có thể sinh lời hoặc không. 

Hợp đồng thương mại: 

Hợp đồng thương mại thường hướng tới mục đích kinh doanh thương mại và có tạo ra lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh. 

Điều khoản của hợp đồng

Vì khác nhau về mục đích, chủ thể nên điều khoản của 2 loại hợp đồng này cũng không giống nhau.

Theo đó, ngoài những điều khoản chung mang tính chất ràng buộc giữa các bên như hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại vẫn có những điều khoản khác mang tính chất bắt buộc. Có thể kể đến như:

  • Điều khoản quy định về việc vận chuyển hàng hóa
  • Điều khoản thông tin các bên ghi chính xác theo Quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp.
  • Điều khoản về bảo hiểm…

Cơ quan giải quyết tranh chấp

Hợp đồng dân sự

Với hợp đồng dân sự, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, nếu xảy ra tranh chấp, trường hợp không thể tự thương lượng, các bên chỉ có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại tòa án có thẩm quyền.

Hợp đồng thương mại

Những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại, theo Luật thương mại 2005, nếu không thể tự thỏa thuận, hòa giải, các bên hoàn toàn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của cơ quan Tòa án hoặc trung tâm trọng tài thương mại để giải quyết.

Phạt vi phạm hợp đồng

Theo Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại năm 2005, nếu trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận về vi phạm và các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ, điều khoản như cam kết thì sẽ bị phạt.

Hợp đồng dân sự

Việc phạt hợp đồng cũng như mức phạt là do các bên tự thỏa thuận và không có giới hạn mức phạt tối đa.  

Hợp đồng thương mại:

Theo Luật thương mại năm 2005, mức phạt vi phạm đối với hợp đồng thương mại tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng, ngoại trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.

Hình thức hợp đồng

Hợp đồng dân sự

Về hình thức, do tính chất giao dịch đơn giản, giá trị không lớn nên hợp đồng dân sự có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như bằng miệng (lời nói), bằng văn bản. Chủ yếu dựa trên sự tin tưởng, tín nhiệm giữa các bên. 

Riêng những giao dịch dân sự như mua bán xe cộ, nhà đất… sẽ bắt buộc thể hiện bằng văn bản có công chứng của cơ quan có thẩm quyền.  

Hợp đồng thương mại

Phần lớn các hợp đồng thương mại đều bắt buộc thể hiện bằng văn bản. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng những hình thức khác như fax, thư điện tử. 

Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Hướng dẫn phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488