Lợi ích thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

by Nguyễn Thị Giang

Với sự hội nhập kinh tế hiện nay, nhu cầu đầu tư của các cá nhân và tổ chức vào Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thành lập thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam để có thể thực hiện các dự án của mình. Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu Lợi ích thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Lợi ích thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Lợi ích thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật giáo dục năm 2019
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Điều kiện thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  • Đối với mỗi lĩnh vực đầu tư khác nhau sẽ có điều kiện riêng về hạn chế tiếp cận thị trường đối với mỗi loại ngành nghề theo cam kết WTO, về tỷ lệ tham gia góp vốn, yêu cầu nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức, do vậy tài liệu cần chuẩn bị khác nhau.
  • Khi mở công ty tại Việt Nam, người nước ngoài cần phải chứng minh năng lực tài chính của mình để có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, Báo cáo tài chính kiểm toán, bảo lãnh tài chính từ công ty mẹ theo đúng quy định.
  • Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án đúng quy định: có hợp đồng thuê nhà/thuê văn phòng tại Việt Nam để đăng ký trụ sở khi thành lập công ty. Khi thuê tòa nhà cao tầng có chức năng kinh doanh thương mại thì cần cung cấp hợp đồng thuê địa điểm có chức năng kinh doanh thương mại.

Hồ sơ thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  • Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
  •  Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm (nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư, nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư).
  • Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh). Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký (và được ký từng trang) của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần Nội dung điều lệ phải đầy đủ nội dung theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp.
  • Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
  • Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:

      Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.

       Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực.

  • Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.
  • Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh – Áp dụng với Thủ tục thành lập công ty liên doanh.
  • Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền – Áp dụng với Thủ tục thành lập công ty liên doanh.

      Số lượng hồ sơ nộp: 03 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ gốc, bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng) được đóng thành từng quyển.

      Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp.

      Theo Nghị định 108, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án và thực hiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Ý nghĩa của giấy phép đầu tư nước ngoài

Với những thế mạnh về tài nguyên, nhân lực trẻ, nước ta hằng năm đã thu hút lượng đầu tư nước ngoài rất lớn và được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FPI thành công nhất khu vực và trên thế giới, được đánh giá là địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đã phần nào góp phần thúc đẩy  chuyển dịch, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, nhiều mô hình tăng trưởng vượt bật, nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhiều sản phẩm, dịch vụ, được cạnh tranh đưa ra thị trường, thúc đẩy cải cách thể chế , chính sách kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân số trẻ của nước ta.  Hiện nay, việc làm trực tiếp trong khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng từ 330 nghìn người vào năm 1995 lên khoảng 3,6 triệu người năm 2017, đồng thời tạo việc làm gián tiếp cho khoảng 5 – 6 triệu lao động.

Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài cũng tạo ra nhiều thuận lợi cho Việt Nam  đẩy nhanh thời gian mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhiều hàng hóa may mặc tại Việt Nam được du nhập sang các nước trên thị trường thế giới đến những quốc gia có nền kinh tế phát triển, đống thời giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết đến những văn hóa của nước ta, thu hút nền kinh tế du lịch. Nhiều xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập liên kết với những xí nghiệp trong nước tạo ra mạng lưới sản xuất toàn cầu giúp tham gia trong quá trình phân công lao động khu vực. Đầu tư nước ngoài cũng tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trên thị trường thế giới, khằng định được vị trí của hành hóa nước ta trên thị trường Nhờ có định hướng này, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh, góp phần cân bằng cán cân thương mại, giảm áp lực tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Hiên nay, nhiều doanh nghiệp với vốn đầu tư nước ngoài đã phần nào góp phần cho quá trình đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ để có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng từ đó tạo động lực để lực lượng lao động đầu tư trình độ, tay nghề của bản thấn, từ đó tạo ra những đội ngũ lao động chuyên nghiệp cao. Cụ thể tại nhiều doanh nghiệp chúng ta có thể nhiều vị trí trước kia được các chuyên gia nước ngoài đảm nhận nay đã được thay thế bằng những chuyên gia người Việt Nam, từ đó phần nào đã góp phần xóa đói, giảm nghèo tạo công ăn việc làm cho nhiều cá nhân.

Lợi ích thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  • Việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam ngày càng được các tổ chức, cá nhân nước ngoài đẩy mạnh bởi những ưu điểm nổi trội.
  • Đó là doanh nghiệp được điều hành bởi nhà đầu tư nước ngoài nên cách thức quản lý cũng sẽ khác các doanh nghiệp Việt Nam. Theo thống kê, đa phần các doanh nghiệp nước ngoài này thường đem đến hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra doanh nghiệp nước ngoài còn được đầu tư tốt hơn cả về các yếu tố công nghệ, nhân lực và vốn.

Tuy nhiên khi quyết định thành lập công ty tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần phải xác định được những khó khăn sẽ phải đối mặt như sau:

  • Giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ có sự khác biệt về văn hóa trong kinh doanh. Điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy dù lớn mạnh thế nào đi nữa, doanh nghiệp nước ngoài cũng nên tìm hiểu về văn hóa kinh doanh tại Việt Nam để sửa đổi, thân thiện với người tiêu dùng.
  • Tuy pháp luật Việt Nam không can thiệp vào cách thức quản lý, mở rộng cho các nhà đầu tư vào kinh doanh, song vẫn giữ một khuôn khổ nhất định để vừa giữ cho thị trường Việt Nam không bị xâm chiếm quá nhiều lại vừa đảm bảo cho những lợi ích của các nhà đầu tư.

Khi thành lập doanh nghiệp có 100 vốn nước ngoài, nếu có thắc mắc về quy trình, thủ tục hay chưa nắm rõ những quy định đối với doanh nghiệp vốn nước nước ngoài, nhà đầu tư hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Lợi ích thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488