Mẫu hợp đồng ngoại thương xuất khẩu gạo

by Hủng Phong

Hiện nay, Việt Nam đang là cường quốc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Nhiều quốc gia có nhu cầu về lúa gạo cao. Do đó khi giao dịch nhất là với các quốc gia khác không thể thiếu hợp đồng. Vậy soạn thảo hợp đồng ngoại thương xuất khẩu gạo có khó không? Hãy cùng theo dõi qua bài viết Mẫu hợp đồng ngoại thương xuất khẩu gạo của Luật Đại Nam.

Mẫu hợp đồng ngoại thương xuất khẩu gạo

Mẫu hợp đồng ngoại thương xuất khẩu gạo

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Luật Thương mại 2005.

Hợp đồng là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015).

Hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên với mục đích tạo ra quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên trong mối quan hệ kinh doanh, tài chính của cá nhân. Hợp đồng này có tính pháp lý cao và được quy định cụ thể trong bộ luật dân sự của Việt Nam. Các yếu tố cần có trong một hợp đồng dân sự bao gồm.

– Sự đồng ý giữa các bên về các điều khoản của hợp đồng

– Mục đích của hợp đồng phải hợp tác pháp

– Các nghĩa vụ và quyền của các bên trong hợp đồng phải rõ ràng cụ thể

– Hợp đồng phải được lập thành văn bản và đầy đủ thông tin về các bên nội dung thời gian địa điểm thực hiện

– Các bên phải tuân thủ các quy định của Pháp luật hiện hành khi thực hiện hợp đồng việc lập hợp đồng dân sự là rất quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia nếu có tranh chấp xảy ra hợp đồng sẽ là căn cứ để giải quyết vấn đề theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam

>>>>Xem thêm: Hợp đồng miệng có giá trị pháp lý không?

Hợp đồng ngoại thương xuất khẩu gạo là gì?

Hợp đồng xuất nhập khẩu cũng như hợp đồng thông thường là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể.

Cụ thể, hợp đồng xuất khẩu là sự thỏa thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu ) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Bên mua( bên nhập khẩu) có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền.

Như vậy thì hợp đồng ngoại thương xuất khẩu gạo/lúa mì là sự thỏa thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau với một bên là bên xuất khẩu có nghĩa vụ xuất khẩu gạo/ lúa mì cho bên nhập khẩu ( bên mua) một số lượng nhất định mà bên mua yêu cầu. Còn bên nhập khẩu( bên mua) có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán cho bên bán ( bên xuất khẩu).

Hợp đồng ngoại thương xuất khẩu gạo/ lúa mì sẽ giúp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên; đồng thời cũng chính là căn cứ pháp lý để giải quyết những vấn đề tranh chấp phát sinh liên quan đến những hành vi vi phạm của các bên tham gia ký kết hợp đồng.

Hướng dẫn làm hợp đồng ngoại thương xuất khẩu gạo

– Phần đầu thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng thì yêu cầu ghi đầy đủ thông tin, dữ liệu giống như những giấy tờ gốc có liên quan.

– Phần nội dung:

Tên của sản phẩm xuất khẩu là gạo  tùy thuộc vào bên mua yêu cầu đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về quy cách của sản phẩm vào phần quy cách trong hợp đồng. Số lượng của sản phẩm sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của bên mua. Về phần đóng gói hàng hóa cũng cần phải ghi rõ ràng cách đóng gói và vật liệu đóng gói là gì.

Về cách giao hàng thì có thể chia số lượng hàng hóa ra để vận chuyển, hai bên thương lượng về số lượng mỗi lần vận chuyển. Giá cả  vận chuyển cũng là một phần quan trọng. Các bên tham gia hợp đồng sẽ thỏa thuận mức giá phù hợp với giá cả của thị trường. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng ngay không hủy ngang.

Trước khi giao hàng thì người mua có quyền kiểm tra lại hàng hóa, nếu có vấn đề gì sẽ báo lại cho bên xuất khẩu

Vấn đề bảo hiểm sẽ do bên mua chịu.

Khi hai bên có xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện có thể tự hòa giải nhưng khi không thể hòa giải được thì có thể đưa ra giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài. Khi giải quyết bằng hình thức trọng tài thì cần ghi rõ tên trọng tài và cơ quan trọng tài.

Những điều kiện về giao hàng thì hai bên cần làm rõ thời gian xếp hàng hóa khi giao hàng ở cảng; mọi loại thuế tại cảng sẽ do bên nào chịu. Đồng thời cũng phải tuân thủ theo những quy định về thuê tàu tại cảng.

Điều luật áp dụng cũng cần phải được đề đến trong bản hợp đồng. Các bên có thể tự do thỏa thuận pháp luật áp dụng đối với hàng hóa trong hợp đồng.

Khi soạn thảo hợp đồng cần lưu ý về hình thức và các điều khoản trong hợp đồng phải đúng theo quy định của pháp luật. Cần viết chính tả, đối với bản tiếng Anh cần dùng đúng thuật ngữ chuyên ngành để tránh sai sót dẫn đến những tranh chấp hay có những hành vi vi phạm hợp đồng

Mẫu hợp đồng ngoại thương xuất khẩu gạo

Bạn đọc có thể tham khảo Mẫu hợp đồng ngoại thương xuất khẩu gạo sau:

Tại sao bạn nên lựa chọn Dịch vụ soạn thảo hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488