Mở trường mầm non tư thục cần bằng gì?

by Hồ Hoa

Bất kỳ ngành nghề gì thì trình độ chuyên môn là điều kiện bắt buộc. Giáo dục mầm non cũng vậy. Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề ” Mở trường mầm non tư thục cần bằng gì?” một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Mở trường mầm non tư thục cần bằng gì?

Mở trường mầm non tư thục cần bằng gì?

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định số 135/2018/NĐ-CP 
  • Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT

Khái niệm trường mầm non tư thục

Trường mầm non tư thục là loại hình giáo dục mầm non do tư nhân thành lập để thu hút số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, góp phần cùng nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Mầm non tư thục thành lập và hoạt động khi được sự cho phép của cấp có thẩm quyền, tuân thủ theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và pháp luật.

Yêu cầu bằng cấp đối với bộ máy quản lý khi bạn mở trường mầm non tư thục

Điều 10: Thông tư số 13/2015/TT- BGDĐT. Chủ tịch Hội đồng quản trị

Khi mở trường mầm non chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị. Do Hội đồng quản trị bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có phẩm chất, đạo đức tốt. Có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.

Yêu cầu bằng cấp khi mở trường mầm non của Hiệu trưởng trường.

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Khi được bổ nhiệm không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước

Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non. Có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non.

Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng. Có thể có thời gian công tác trong ngành giáo dục mầm non ít hơn theo quy định.

Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý. Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ. Có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng khi mở trường mầm non tư thục

Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học. Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

 Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường. Bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường. Trình cấp có thẩm quyền quyết định.

+ Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại. Tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển. Khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định.

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản khi mở trường mầm non.

+ Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em. Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường. Quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ. Theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

 Yêu cầu bằng cấp khi mở trường mầm non của Phó Hiệu trưởng

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng nhà trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Có bằng trung cấp sư phạm mầm non. Có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng. Có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định.

Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ. Có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

Phó Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập. Công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục. Theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.

Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng khi mở trường mầm non tư thục:

+Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công.

+ Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng ủy quyền.

+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý. Tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần. Được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý. Tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần. Được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

+ Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường hoạt động. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Như vậy: để được công nhận là Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng đều kiện đầu tiên là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, sau đó mới tính đến các điều kiện khác.

Yêu cầu về bằng cấp đối với giáo viên, nhân viên khi mở trường mầm non tư thục.

– Đội ngũ giảng dạy, chăm sóc trẻ phải có trình độ chuyên môn trung cấp sư phạm mầm non được đào tạo theo quy định của Bộ giáo dục.

– Đội ngũ y tế, kế toán đều phải có bằng trung cấp.

– Đội ngũ văn thư, cấp dưỡng, bảo vệ phải được bồi dưỡng về vấn đề nghiệp vụ theo đúng quy định.

Dịch vụ tư vấn mở trường mầm non tư thục của Luật Đại Nam

  • Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập trường mầm non tư thục;
  • Tư vấn sắp xếp, bố trí cơ sở theo quy định pháp luật;
  • Soạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định pháp luật;
  • Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhận kết quả Giấy phép hoạt động trường mầm non tư thục;
  • Bàn giao kết quả Giấy phép và bộ hồ sơ cần lưu tại cơ sở;
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng trong quá trình hậu kiểm của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Mở trường mầm non tư thục cần bằng gì?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề ” Mở trường mầm non tư thục cần bằng gì?” trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488