Người lao động được tính lương khi nghỉ phép năm thế nào?

by Nguyễn Thị Giang

Đối với mỗi người lao động thì nghỉ phép năm là thời gian được nhiều người lao động quan tâm nhất, vì nó không chỉ là cơ hội để người lao động có một kỳ nghỉ ngơi dài sau một quá trình làm việc căng thẳng và mệt mỏi, mà còn là quãng thời gian người lao động tận dụng cơ hội để đi du lịch, hay dành nhiều thời gian hơn cho gia đình của mình. Để mọi người hiểu về vấn vấn đề này Luật Đại Nam xin có bài viết về Người lao động được tính lương khi nghỉ phép năm thế nào?

Người lao động được tính lương khi nghỉ phép năm thế nào?

Người lao động được tính lương khi nghỉ phép năm thế nào?

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật lao động 2019

Quy định của pháp luật về ngày nghỉ phép năm

Trước khi tìm hiểu chi tiết Luật nghỉ phép năm quy định thế nào, bạn phải hiểu đúng và đủ nghỉ phép năm là gì?

Nghỉ phép năm hay ngày nghỉ hàng năm (cách gọi chính xác trong Luật lao động) là một trong những quyền lợi cơ bản và quan trọng mà người lao động được hưởng trong 1 năm làm việc cho bất kỳ công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay đơn vị nào (tức cho người sử dụng lao động). Tùy thuộc vào môi trường làm việc, tính chất công việc và quy định tại mỗi nơi mà người lao động  sẽ được hưởng số ngày nghỉ phép năm tương ứng (có thể là 12, 14 hoặc 16 ngày trong vòng 1 năm). Trường hợp, người lao động chưa đủ 1 năm làm việc thì vẫn được hưởng chế độ này với mỗi tháng làm việc kết thúc sẽ tương ứng với 1 ngày nghỉ phép cộng thêm.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019 thì ngày nghỉ phép năm được quy định như sau:

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

  • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Trong đó:

  • Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
  • Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
  • Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Cách tính thời gian nghỉ phép năm trong một số trường hợp đặc biệt:

Căn cứ theo Điều 66, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP  quy định về cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp đặc biệt như sau:

– Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.

– Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

– Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Tiền lương làm căn cứ tính tiền nghỉ phép năm

Căn cứ theo Khoản 2 và khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm căn cứ cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm như sau:

– Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

– Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Người lao động được tính lương khi nghỉ phép năm thế nào? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488