Xuất phát từ nhiều lý do mà nhà đầu tư phải điều chỉnh dự án đầu tư ban đầu của mình. Trong quá trình thực hiện, việc điều chỉnh dự án phải đáp ứng những quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật liên quan. Qua bài viết này Luật Đại Nam cung cấp các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung: Nguyên tắc điều chỉnh dự án đầu tư hiện nay
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Đầu tư 2020
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
- Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
Điều chỉnh dự án đầu tư là gì?
Theo khoản 1 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư được quyền điều chỉnh dự án đầu tư như: điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác.
Điều chỉnh dự án đầu tư là một thủ tục bắt buộc khi dự án đầu tư có sự thay đổi nhất định về mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn, thời hạn dự án… Các thay đổi này phải phù hợp với quy định của pháp luật luật đầu tư và pháp luật liên quan.
Nguyên tắc điều chỉnh dự án đầu tư
“Điều kiện điều chỉnh dự án đầu tư” không hoàn toàn đồng nhất với “điều kiện thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư”. Bởi lẽ, với những dự án được điều chỉnh không đáng kể, hoặc không phải là dự án đặc thù thì nhà đầu tư không phải tiến hành thủ tục điều chỉnh với cơ quan nhà nước. Khi đó, việc tiến hành điều chỉnh, thay đổi dự án đầu tư cơ bản phải tuân theo các điều kiện của pháp luật liên quan (điều kiện về chuyển nhượng dự án; điều kiện về chia, tách, sáp nhập dự án; điều kiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất…).
Còn với những dự án quan trọng, dự án có sự điều chỉnh tương đối lớn, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật đầu tư cũng không có quy định chung về điều kiện tiến hành thủ tục mà đặt ra cho từng trường hợp điều chỉnh cụ thể. Các trường hợp điều chỉnh này được quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Các trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư
Nội dung về điều chỉnh dự án đầu tư được hướng dẫn bởi Nghị định 31/2021/NĐ-CP tại Mục 4 Chương IV. Theo đó, việc điều chỉnh dự án đầu tư có thể chia thành các trường hợp sau:
- Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư.
- Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm.
- Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư.
- Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế.
- Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn vào doanh nghiệp.
- Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để hợp tác kinh doanh.
- Điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài.
- Điều chỉnh, gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Thẩm quyền điều chỉnh dự án đầu tư
Đối với các điều chỉnh thông thường, nhà đầu tư sẽ quyết định và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư. Tuy nhiên, đối với những thay đổi phải tiến hành thủ tục điều chỉnh với cơ quan nhà nước, thẩm quyền quyết định được trao theo nguyên tắc: chủ thể có thẩm quyền ban đầu sẽ có thẩm quyền điều chỉnh. Cụ thể:
- Trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thẩm quyền điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Trường hợp xin chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư: cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều này.
Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư
Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư bao gồm 02 loại thủ tục:
– Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư có dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư.
- Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.
- Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu.
- Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
- Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).
Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư.
Trong một số trường hợp, tổ chức cá nhân đều phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và xin chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư khi có điều chỉnh dự án đầu tư.
Những lưu ý khi điều chỉnh dự án đầu tư
Một số thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng liên quan đến thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy, việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể dẫn đến việc phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Chẳng hạn, thông tin về nhà đầu tư liên quan đến thông tin chủ sở hữu, thành viên công ty, cổ đông của công ty; tên dự án đầu tư liên quan đến tên của tổ chức kinh tế thực hiện dự án (công ty có vốn nước ngoài được thành lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nên thực tế các nhà đầu tư thường chọn tên dự án đầu tư trùng hoặc có liên quan).
Công ty có vốn nước ngoài có thể thực hiện điều chỉnh đồng thời một số hoặc toàn bộ các nội dung trong mỗi lượt đăng ký điều chỉnh tùy thuộc nhu cầu thực tế và sự cần thiết. Các công ty phải lưu ý thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các nội dung đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp liên quan đến các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Nguyên tắc điều chỉnh dự án đầu tư hiện nay. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: