Phân biệt chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu

by Lê Vi

Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là những sản phẩm trí tuệ được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Thực tế, mọi người còn rất mơ hồ về sự khác biệt giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Phân biệt chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019

Khái niệm về chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Ví dụ: Đồ uống pepsi. Pepsi chính là nhãn hiệu.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Ví dụ: Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” (Hòa Bình) cho sản phẩm cam quả.

Phân biệt chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu

Phân biệt chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu

Phân biệt chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu

Đối tượng

  • Nhãn hiệu dùng cho các hàng hóa, dịch vụ.
  • Chỉ dẫn địa lý dùng cho hàng hóa (các sản phẩm có nguồn gốc địa lý…)

Chức năng

  • Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
  • Chỉ dẫn địa lý dùng để chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa từ một khu vực, vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể

Về điều kiện bảo hộ

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu gồm:

  •  Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  •  Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác

Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý gồm:

  •  Sản phẩm có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
  • -Sản phẩm có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý quyết định

Thời hạn bảo hộ

  • Nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm
  • Thời gian bảo hộ của Chỉ dẫn địa lý là vô hạn bảo hộ

Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Đối với nhãn hiệu:

  •  Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
  •  Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
  •  Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
  •  Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
  •  Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
  •  Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Đối với chỉ dẫn địa lý:

Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ là khi các điều kiện tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính cả sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi hay không còn nữa

Chủ thể có quyền đăng ký

Quyền đăng ký nhãn hiệu là Cá nhân, tổ chức được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp (Đối với các loại nhãn hiệu riêng lại có quy định riêng về chủ thể được quyền đăng ký).

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước, Nhà nước có thể cho phép:

  •  Bản thân cá nhân hoặc tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
  • -Tổ chức, tập thể đại diện cho tổ chức, cá nhân sản xuất;
  •  Cơ quan hành chính địa phương thực hiện đăng ký.

Về chủ sở hữu

Tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Nhà nước là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý

Chủ thể có quyền sử dụng

Đối với nhãn hiệu:

  • Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu thông thường;
  • Chủ sở hữu, thành viên của tổ chức đăng ký nhãn hiệu tập thể;
  • Cá nhân, tổ chức được đáp ứng tiêu chuẩn được chủ sở hữu cho phép đối với nhãn hiệu chứng nhận.

Đối với chỉ dẫn địa lý:

Các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

Chuyển giao quyền sở hữu

Đối với nhãn hiệu:

  • Được phép chuyển nhượng quyền sở hữu nhưng phải thỏa mãn điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu;
  • Được phép chuyển giao quyền sử dụng cho người khác với điều kiện người được chuyển giao phải ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Đối với chỉ dẫn địa lý:

  •  Không được phép chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác
  •  Không được chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

Dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý của Luật Đại Nam

  •  Tư vấn toàn bộ quy trình đăng ký chỉ dẫn địa lý
  •  Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị các tài liệu cần thiết
  •  Trực tiếp soạn thảo nội dung các giấy tờ phục vụ cho việc đăng ký chỉ dẫn địa lý
  •  Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ
  • Theo dõi quá trình thẩm định cho đến khi có kết quả cuối cùng
  •  Tư vấn khắc phục thiếu sót, bổ sung lại tài liệu trong trường hợp Cục sở hữu trí tuệ có yêu cầu đặc biệt khác.
  •  Nhận Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và bàn giao cho khách hàng

Tại sao bạn chọn Luật Đại Nam làm đại điện đăng ký chỉ dẫn địa lý

Luật Đại Nam là tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ với gần 15 năm kinh nghiệm, Luật Đại Nam đã hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước bảo hộ tài sản trí tuệ của mình, trong đó có đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Sử dụng dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý của Luật Đại Nam sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

Bên cạnh đó, Luật Đại Nam có một đội ngũ chuyên viên sở hữu trí tuệ với nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng không chỉ khi thực hiện hợp đồng mà còn dịch vụ hậu mãi, sau khi kết thúc hợp đồng.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Phân biệt chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488