Phạt hợp đồng là một biện pháp quản lý và đảm bảo tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng giữa các bên. Phạt hợp đồng không chỉ là biện pháp răn đe mà còn là cơ hội để xử lý hiệu quả các vi phạm và giữ cho mối quan hệ hợp đồng lành mạnh và công bằng giữa các bên tham gia. Trong bài viết này, mời bạn đọc hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về phạt hợp đồng.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật thương mại
- Luật xây dựng 2014 và Luật xây dựng sửa đổi 2020
Hợp đồng là gì ?
Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Có thể hiểu hợp đồng là một văn bản pháp lý mà hai hoặc nhiều bên thỏa thuận và cam kết để thực hiện các điều khoản, điều kiện, và quy định nhất định trong quá trình thực hiện một giao dịch. Hợp đồng có thể liên quan đến việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Trong hợp đồng, mỗi bên có trách nhiệm thực hiện những cam kết của mình, và việc vi phạm có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý. Hợp đồng cung cấp cơ sở pháp lý cho sự tin tưởng và đảm bảo các quyền lợi của các bên liên quan trong một giao dịch.
Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Phạt vi phạm hợp đồng là gì?
Phạt vi phạm hợp đồng là một biện pháp quản lý và xử lý khi một bên trong hợp đồng không tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận. Điều này thường được quy định trong hợp đồng, và khi vi phạm xảy ra, bên vi phạm sẽ phải chịu một khoản tiền phạt nhất định, có thể là một số tiền cố định hoặc một phần của giá trị hợp đồng. Mục tiêu của phạt vi phạm hợp đồng là đảm bảo tuân thủ các cam kết, thúc đẩy tính trách nhiệm và duy trì sự công bằng trong mối quan hệ hợp đồng.
Các hình thức phạt hợp đồng
Phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự
Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015:
- Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng dân sự, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
- Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Như vậy, các bên trong hợp đồng dân sự chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận.
Phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại
Theo Điều 300, 301, 307 Luật Thương mại 2005:
- Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005.
- Mức phạt vi phạm: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005.
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định khác.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định khác.
Như vậy, các bên trong hợp đồng thương mại chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận.
Phạt vi phạm trong hợp đồng xây dựng
Theo Điều 146 Luật Xây dựng 2014 và điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020:
- Phạt vi phạm hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
- Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
- Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan khác.
Như vậy, các bên trong hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
- Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
- Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
- Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Phạt hợp đồng. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488 – 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
- Thanh lý hợp đồng: Điều kiện, thủ tục thế nào?
- Nguyên tắc thương thảo hợp đồng