Quy định về đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kim loại tại Việt Nam

by Nguyễn Thị Giang

Một trong những vật liệu phổ biến nhất xung quanh chúng ta là kim loại hoặc có thành phần chính từ kim loại (hợp kim). Vậy chúng là gì và đặc điểm, tính chất của kim loại như thế nào ? Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Quy định về đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kim loại tại Việt Nam qua bài viết sau:

Quy định về đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kim loại tại Việt Nam

Quy định về đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kim loại tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về đối tượng nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài bạn có thể đầu tư vào Việt Nam bằng cách lựa chọn những hình thức được nêu trên.

Các thông tin về lĩnh vực kim loại Việt Nam

Kim loại là gì? Đặc điểm và cấu tạo của kim loại

Nhắc đến kim loại, người ta thường biết đến chúng là một vật chất rắn, dẫn nhiệt và dẫn điện. Tuy nhiên, cụ thể hơn kim loại là những nguyên tố hóa học mà tạo ra được ion dương và có các liên kết kim loại. Cùng với phi kim và á kim, kim loại cũng được phân biệt bởi mức độ ion hóa. Trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, kim loại chiếm khoảng 80% còn phi kim và á kim chiếm khoảng 20%.Trong tự nhiên, phi kim chiếm số lượng nhiều hơn mặc dù trên bảng tuần hoàn, các vị trí của kim loại là đa số. Những kim loại phổ biến nhất có thể kể đến như sắt (Fe), Nhôm (Al), đồng (Cu), vàng (Au), bạc (Ag), Kẽm (Zn)…

Ứng dụng của kim loại trong đời sống hiện nay

Kim loại xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống, được ứng dụng vô cùng đa dạng ở nhiều lĩnh vực từ công nghiệp đến dân dụng. Chúng là nguyên liệu chính để tạo ra những sản phẩm thiết yếu, phục vụ cho sản xuất và cho cuộc sống hằng ngày.

Có thể kể đến một số ứng dụng phổ biến của kim loại như:

Trong sản xuất:

Kim loại được dụng nhiều trong ngành luyện kim và sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo máy móc, thiết bị. Sắt, thép (và hợp kim của chúng như inox) hoặc nhôm, kẽm… Được sử dụng phần lớn để tạo ra nhiều chi tiết, phụ kiện, chế tạo phôi, khuôn đúc…

Trong xây dựng:

Kim loại đen, kim loại cơ bản thường được dùng để phục vụ cho các công trình xây dựng như nhà ở, tòa nhà, cầu đường, các kiến trúc lớn nhỏ khác nhau…

Trong giao thông vận tải:

Ứng dụng làm vỏ các loại phương tiện, chi tiết máy móc, thiết bị và phụ kiện, khớp nối trong hầu hết các phương tiện từ xe đạp, xe máy, ô tô, xe tải, máy bay hay tàu thủy.

Trong gia dụng:

Kim loại được sử dụng để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống như bàn ghế, dụng cụ bếp, cầu thang, cửa, cổng…

Trang trí – thiết kế:

Ngoài ra, kim loại màu như còn được dùng nhiều trong trang trí nội thất. Nhờ tính tạo hình và dễ gia công, kim loại được uốn và cắt theo nhiều họa tiết, hoa văn đặc sắc… Giúp sản phẩm vừa mang tính ứng dụng thực tiễn, vừa làm đẹp cho không gian.

Trong hóa học:

Kim loại được dùng để nghiên cứu, phân tích những phản ứng hóa học. Từ đó các nhà khoa học phát triển thêm nhiều vật liệu hữu ích khác trên nền tảng các nguyên tố kim loại nhằm phục vụ cho cuộc sống hiện đại.

Kim loại là vật liệu hữu ích và vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Chúng hiện diện ngày càng nhiều, nhờ sự tiến bộ và khả năng, trình độ của con người. Chúng ngày càng có nhiều ưu điểm hơn, phù hợp với nhiều mục đích và lĩnh vực. Điều quan trọng, con người cần sử dụng chúng đúng và không lãng phí để góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn nguyên liệu mà tự nhiên ban tặng.

Quy định về đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kim loại tại Việt Nam

Theo Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư 2014, doanh nghiệp có vốn nước ngoài để được cấp phép hoạt động tại Việt Nam cần trải qua 2 bước, bao gồm: Xin cấp GCN đăng ký đầu tư và GCN đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty có vốn nước ngoài bao gồm:

  • Công ty 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp;
  • Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
  • Thành lập mới hoặc gốp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;
  • Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực hiện quyền xuất nhập khẩu và phân phối cần xin thêm Giấy phép kinh doanh;

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư năm 2014 thì:

 Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:

  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăng ký đầu tư;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tương tự như đối với doanh nghiệp trong nước).

Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông thì phải xin giấy phép đủ điều kiện đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tương ứng trước khi đi vào hoạt động.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quy định về đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kim loại tại Việt Nam. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488