Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư hợp tác trong lĩnh vực logistics và vận tải biển tại Việt Nam , từ đó thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Cơ hội đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực vận tải và logistics tại thị trường Việt Nam. Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Quy định về đầu tư vào lĩnh vực vận tải và logistics tại Việt Nam qua bài viết sau:
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;
Nhà đầu tư nước ngoài là gì?
Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về đối tượng nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
- Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài bạn có thể đầu tư vào Việt Nam bằng cách lựa chọn những hình thức được nêu trên.
Quy định về đầu tư vào lĩnh vực vận tải và logistics tại Việt Nam
Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, logistics tại tp. Hồ Chí Minh
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) về một số kiến nghị đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố và các tuyến giao thông kết nối, theo đó khẳng định, hạ tầng giao thông kết nối giữa TP HCM là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa tạo ra động lực đột phá, đóng vai trò kết nối hỗ trợ giữa các vùng kinh tế. hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
“Sau khi cấp có thẩm quyền ban hành, Bộ GTVT sẽ căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025, Chỉ thị số 20/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 5743/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025 để tổng hợp các dự án. Bộ GTVT sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân sách Trung ương và tổng hợp trong phương án kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”
Các chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển hạ tầng hàng hải theo hướng hiện đại hóa
Kết cấu hạ tầng hàng hải không ngừng phát triển và từng bước hiện đại hóa. Đến nay, số bến cảng được nâng lên 286 bến, gần 83 km chiều dài cầu cảng (tăng 40%) so với những năm 2015, tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Ngoài ra, hệ thống các khu neo đậu, bến phao, các khu neo chờ, chuyển tải, tránh trú bão cũng được xây dựng để hình thành hệ thống cảng biển hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu neo đậu, xếp dỡ hàng hóa được nhanh chóng và thuận tiện. Trong số các bến cảng trên, có 4 bến cảng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước mang tính khởi động, vốn mồi: Bến cảng Cái Lân với bến 5, 6, 7; bến cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), bến cảng container ODA Cái Mép, bến cảng tổng hợp quốc tế Thị Vải. Các bến cảng này được đầu tư đồng bộ cả về cầu cảng, luồng tàu, công trình bảo vệ, tạo tiền đề để các thành phần kinh tế khác tiếp tục đầu tư phát triển các bến cảng tiếp theo, góp phần hình thành các cảng biển cửa ngõ quốc tế và quốc gia. Các tuyến luồng hàng hải công cộng và chuyên dùng, các bến cảng, bến phao, khu neo đậu và hệ thống phụ trợ giúp hành hải đã hình thành nên một hệ thống 6 nhóm cảng biển đồng bộ hiện đại từ Bắc đến Nam, có khả năng tiếp nhận các tàu biển lớn đi châu Âu, châu Mỹ, đáp ứng 100% nhu cầu xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa nội địa.
Quy định về đầu tư vào lĩnh vực vận tải và logistics tại Việt Nam
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư 2014, doanh nghiệp có vốn nước ngoài để được cấp phép hoạt động tại Việt Nam cần trải qua 2 bước, bao gồm: Xin cấp GCN đăng ký đầu tư và GCN đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty có vốn nước ngoài bao gồm:
- Công ty 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp;
- Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
- Thành lập mới hoặc gốp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;
- Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực hiện quyền xuất nhập khẩu và phân phối cần xin thêm Giấy phép kinh doanh;
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư năm 2014 thì:
Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăng ký đầu tư;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tương tự như đối với doanh nghiệp trong nước).
Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông thì phải xin giấy phép đủ điều kiện đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tương ứng trước khi đi vào hoạt động.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quy định về đầu tư vào lĩnh vực vận tải và logistics tại Việt Nam. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: