Quy định về giờ làm việc của phụ nữ mang thai mới nhất

by Nguyễn Thị Giang

Người phụ nữ khi chuẩn bị mang thai và trong quá trình mang thai. Không chỉ dừng lại ở việc học hỏi, tìm hiểu, nắm bắt những thông tin về thai kì, cách dưỡng thai và chăm sóc con. Mà còn cần phải nắm chắc cũng như cập nhật đầy đủ các thông tin mới nhất. Về các chế độ làm việc của phụ nữ mang thai đang lao động tại các công ty hoặc cơ hợp đồng lao động. Qua bài viết dưới đây thì Luật Đại Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc Quy định về giờ làm việc của phụ nữ mang thai mới nhất.

Quy định về giờ làm việc của phụ nữ mang thai mới nhất

Quy định về giờ làm việc của phụ nữ mang thai mới nhất

Cơ sở pháp lý:

  • Luật dân sự 2015
  • Luật lao động 2019

Quy định thời gian làm việc của người lao động nữ mang thai

Theo Điều 155 của Bộ Luật lao động năm 2012 đã quy định đối với những lao động nữ về việc quyền lợi khi mang thai như sau:

  • Không được sử dụng các lao động là nữ mang thai làm việc vào ban đêm, phải làm thêm giờ hay đi công tác.
  • Được chuyển sang công việc nhẹ nhàng hơn khi mang thai từ tháng 7 trở đi. Giảm bớt 1 giờ đồng hồ làm việc trong ngày. Nhưng vẫn được nhận đầy đủ lương.
  • Trong suốt thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ được nghỉ theo chế độ mà đã được pháp luật đã ban hành về bảo hiểm xã hội. Phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Sẽ không bị xử phạt luật lao động.
  • Doanh nghiệp không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ. Vì lý do đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản sau sinh, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng. Trừ khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
  • Người lao động nữ trong thời gian đang bị hành kinh. Sẽ được nghỉ 30 phút mỗi ngày. Nếu trong khoảng thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Sẽ được nghỉ 1 tiếng mỗi ngày. Nhưng vẫn được nhận một cách đầy đủ lương theo  hợp đồng đã được kí kết.
  • Không chỉ người phụ nữ mang thai và mới sinh con. Được nghỉ chế độ thai sản. Theo quy định pháp luật cho phụ nữ mang thai trong thời gian người vợ sinh con, người chồng cũng được nghỉ một số ngày theo quy định của pháp luật.

Lao động nữ mang thai có phải làm ca đêm, thêm giờ?

Để bảo vệ thai sản cho lao động nữ, khoản 1 Điều 137 BLLĐ năm 2019 nêu rõ:

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Theo quy định này, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) làm việc ban đêm, làm thêm giờ.

Do đó, lao động nữ mang thai dưới 07 tháng hoặc dưới 06 tháng (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) vẫn có thể phải làm ca đêm, làm thêm giờ nếu người sử dụng lao động yêu cầu.

Tuy nhiên, căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 107 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ nếu được người này đồng ý. Như vậy, lao động nữ mang thai có quyền từ chối làm thêm giờ.

Vì vậy, lao động nữ mang thai vẫn có thể phải làm ca đêm theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động nếu thuộc trường hợp nêu trên nhưng không bắt buộc làm thêm giờ khi không đồng ý.

Trên đây là những lưu ý về giờ làm việc của phụ nữ mang thai theo BLLĐ năm 2019 mà doanh nghiệp cũng như người lao động cần biết.

Lao động nữ mang thai được áp dụng chế độ bảo vệ thai sản

Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. Những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được pháp luật quy định cụ thể trong phụ lục Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH về ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì mang thai, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định về giờ làm việc của phụ nữ mang thai mới nhất .Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488