Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa

by Thị Thảo Đào

Hoạt động mua bán hàng hóa đã có lịch sử lâu đời và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Khi tham gia vào hoạt động này, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thường được điều chỉnh bởi hợp đồng. Do đó, các bên trong quan hệ mua bán cần lưu ý những quy định pháp luật về vấn đề này. Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam thông tin tới bạn đọc những quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện hành.

Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa

Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa

Căn cứ pháp lý

  • Luật thương mại 2005
  • Luật Thương mại

Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định của Luật thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa được định nghĩa như sau:

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.

>>>Tìm hiểu thêm: Hợp đồng là gì?

Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán

Có tính ưng thuận

Hợp đồng được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa. Việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng đã có hiệu lực.

Có tính đền bù

Bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.

Có tính song vụ

Mỗi bên trong hợp đồng đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

Đặc điểm riêng của hợp đồng mua bán

Về chủ thể

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân.
  • Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mai một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
  • Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại, hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật Thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật Thương mại.

Về hình thức

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết.
  • Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.

>>>Tìm hiểu thêm: Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

Đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa chính là hàng hóa. Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.

>>>Tìm hiểu thêm: Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng

Hình thức của hợp đồng

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  • Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Lưu ý: Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên tham gia phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, chẳng hạn như: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.

Nội dung cần có khi soạn thảo hợp đồng

Thông thường, một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng các nội dung sau:

  • Chủ thể hợp đồng.
  • Đối tượng của hợp đồng.
  • Giá trong hợp đồng.
  • Phương thức và thời hạn thanh toán trong hợp đồng.
  • Thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận hàng hóa.
  • Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên.
  • Điều khoản ràng buộc trách nhiệm.
  • Thời hạn thực hiện hợp đồng.
  • Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng.
  • Quy định về bảo mật thông tin trong hợp đồng.
  • Các trường hợp vi phạm hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng.
  • Phương thức giải quyết nếu có tranh chấp.

Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật, tức là những điều khoản pháp luật có quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng.

>>Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488